Kiến trúc vượt thời gian tại Hà Nội

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.

Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng giữa lòng Thủ đô, đồng thời là biểu tượng văn hóa, nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử và nghệ thuật quan trọng. Trải qua hơn một thế kỷ, nơi đây đã trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội, địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhà hát lớn Hà Nội được xây dựng vào năm 1901 trên diện tích khoảng 2.600m2, được thiết kế với phong cách kiến trúc Châu Âu cổ điển. Năm 1995, dù được trùng tu nhưng công trình vẫn gần như giữ nguyên vẹn các đường nét kiến trúc ban đầu.

Ô Quan Chưởng là cửa ô nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là cửa ô duy nhất còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn sừng sững uy nghiêm, mang vẻ đẹp bình yên, cổ kính

Ô Quan Chưởng được xây dựng  vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749). Công trình được xây dựng bằng vật liệu đá ong bền, đẹp, vững chãi. Ô Quan Chưởng được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

Tọa lạc tại ngã tư Chu Văn An - Điện Biên Phủ - Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, trụ sở Bộ ngoại giao còn được gọi là “nhà trăm mái” bởi hệ thống mái ngói nhiều lớp, nét đặc trưng của kiến trúc phương Đông. Trụ sở Bộ ngoại giao được kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928. Trải qua gần trăm năm lịch sử, tòa nhà vẫn luôn được đánh giá là công trình kiến trúc đẹp, nổi bật, góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc đô thị hấp dẫn cho Thủ đô Hà Nội.

Sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa các khối nhà với nhau, tạo nên nét đẹp kiến trúc độc đáo có một không hai. Nằm giữa Hoàng thành Thăng Long và Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đây luôn là điểm đến quen thuộc của du khách mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Hội thảo khoa học Quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” đã diễn ra vào chiều 18/4.

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở 63 tỉnh, thành phố nhằm quảng bá các di sản, thúc đẩy du lịch.

Triển lãm “Thiên Thanh" với 30 tác phẩm hội hoạ mang thông điệp về vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, đa sắc màu; đưa người xem vào một thế giới hạnh phúc, an lành, đánh thức mọi giác quan với nguồn năng lượng lạc quan và tươi sáng.