Vẻ đẹp hấp dẫn của làng cổ Ước Lễ

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Khi nhắc đến cái tên Ước Lễ, chắn chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản giò chả nổi tiếng. Thế nhưng không chỉ có nghề làm giò chả, làng Ước Lễ còn là một làng quê giàu truyền thống văn hóa, lưu giữ những giá trị lịch sử đặc biệt và cả những công trình kiến trúc đã tồn tại hàng trăm năm.

Đến với làng Ước Lễ, du khách sẽ ấn tượng ngay từ vẻ đẹp của cổng làng uy nghiêm cổ kính, công trình kiến trúc hai tầng đặc trưng thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Với ba chữ lớn: “Cổng Ước Lễ”, với hàm ý: Người quân tử dù đi bốn bể, học vấn cao rộng vẫn lấy lễ giáo làm trọng...

Cổng làng này thì đã có khoảng 400 năm rồi. 4 chữ trên cùng là “Mỹ tục khả phong”, đây là 4 chữ được vua Tự Đức ban tặng. Lúc bấy giờ thấy làng Ước Lễ có những phong cảnh, phong tục rất đẹp, rất hay nên vua đã ban tặng vào năm 1851. “Thâm nghiêm” có nghĩa là cổng làng rất bề thế, vững chãi.

Phía bên phải của cổng là Đình làng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa lớn, còn phía bên trái là khu chợ cổ, được hình thành từ khi có cổng làng...

Dọc làng Ước Lễ vẫn lưu giữ nhiều giếng nước cổ. Trải qua gần 5 thế kỷ, làng Ước Lễ vẫn bảo tồn được hệ thống di tích dày đặc, gồm đình, chùa, giếng cổ, chợ làng và những nếp nhà cổ. Đến làng Ước Lễ, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp cổ xưa, bình dị của các công trình nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm.

Là một làng nghề truyền thống giàu có, nhưng người dân Ước Lễ vẫn bảo tồn những ngôi nhà cổ như một di sản riêng.

Sự hấp dẫn của làng Ước Lễ với du khách là câu chuyện của làng nghề, là vẻ đẹp đậm bản sắc văn hóa của xứ Đoài. Một chuyến ghé thăm nơi đây sẽ là dịp để tìm hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa lâu đời, để thấy yêu hơn những người đã xây dựng và giữ gìn cho một vùng quê giàu đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Hội thảo khoa học Quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” đã diễn ra vào chiều 18/4.

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở 63 tỉnh, thành phố nhằm quảng bá các di sản, thúc đẩy du lịch.

Triển lãm “Thiên Thanh" với 30 tác phẩm hội hoạ mang thông điệp về vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, đa sắc màu; đưa người xem vào một thế giới hạnh phúc, an lành, đánh thức mọi giác quan với nguồn năng lượng lạc quan và tươi sáng.