36 tác phẩm điêu khắc đặc sắc về "Mùa Xuân đất nước"

Các tác phẩm trong triển lãm có chủ đề ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện tình cảm của quân và dân với Bác Hồ, hay hình ảnh mùa xuân đầu tiên của độc lập, tự do, được thể hiện qua những tác phẩm như: “Đảng là mẹ hiền” (Phạm Xuân Thi, 1958), “Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890 - 1969” (Vương Học Báo, 1970), “Xuân 1975” (Trần Tía, 1975), “Nghe lời non nước” (Vũ Ngọc Khôi, 1978), “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước” (Diệp Minh Châu, 1985)…
Người xem cũng cảm nhận được không khí mùa xuân trên mọi miền đất nước qua các tác phẩm “Tiếng đàn” (Tạ Quang Bạo, 1941), “Hội chèo thuyền” (Ninh Thị Đền, 1984), “Vũ điệu mùa xuân” (Trần Việt Hà, 2001) và các tác phẩm về chủ về xây dựng cuộc sống như “Đường cày đảm đang” (Trần Thiết, 1980), “Sức trẻ” (Phạm Ngọc Tuân, 1983).

Tác phẩm trong những năm 1970 chủ yếu theo khuynh hướng hiện thực, là tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. Sau thời kỳ Đổi mới cho đến nay, khuynh hướng sáng tác hiện đại bao trùm, nghệ sĩ lựa chọn cho mình những phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt về những vấn đề xã hội một cách trực tiếp hoặc ẩn dụ, như: “Quà tặng của biển” (Hoàng Mai Thiệp, 2017), “Bầu sữa” (Nguyễn Khắc Quân, 2005), “Đồng đội” (Vũ Hữu Nhung, 2003)…
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: Các thế hệ nhà điêu khắc Việt Nam đã tiếp nối truyền thống để làm nên một nền tảng điêu khắc hiện đại, đa dạng về ngôn ngữ tạo hình, đưa đến cho người xem cái nhìn chân thực, sinh động về tình yêu cuộc sống và con người trên mọi miền đất nước, truyền tải thông điệp về những vấn đề môi trường, xã hội đương thời.
Từ những tác phẩm được trưng bày, công chúng có thể thấy được sự chuyển biến khuynh hướng sáng tạo, cách biểu đạt đa dạng của khối – hình, sự phong phú về chất liệu. Đồng thời, các tác phẩm cũng thể hiện phong cách cá nhân khá rõ nét của các nhà điêu khắc, đặc biệt trong khía cạnh vừa kế thừa phong cách truyền thống, vừa có nét độc đáo, phát triển hiện đại, thể hiện cái nhìn chân thực, lạc quan trước những đổi thay, phát triển của đất nước và con người.
Triển lãm "Mùa Xuân đất nước" mở cửa từ ngày 28/1 đến hết ngày 28/2/2021 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 66 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.


Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.
Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã biến những ký ức lịch sử thành trải nghiệm sống động, từ đó truyền tải tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.
Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.
0