Trung Quốc tìm cơ hội mới giữa 'bão' thuế quan
Các đòn đáp trả “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ có nguy cơ làm suy yếu hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và gây tổn hại đến quan hệ song phương, mà còn khiến thị trường quốc tế chao đảo, làm dấy lên nỗi lo về suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Trung Quốc tăng cường quan hệ với các quốc gia từ châu Á đến châu Âu, thể hiện mình là đối tác đáng tin cậy và người bảo vệ thương mại toàn cầu.
Ngày 11/4, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ nâng thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ từ 84% lên 125%, bắt đầu từ ngày 12/4. Con số này tương đương mức thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng đối với Trung Quốc kể từ sự kiện “Ngày giải phóng” vào tuần trước.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố cho biết, Bắc Kinh không có ý định tăng thuế lên cao hơn 125% vì tiếp tục leo thang chỉ là việc làm vô nghĩa về kinh tế, song cũng khẳng định, nếu Mỹ vẫn gây tổn hại đáng kể đến lợi ích của Trung Quốc thì nước này sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó và chiến đấu đến cùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/4 đã bày tỏ lạc quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ông Trump tuyên bố đang “chờ cuộc gọi” từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để đàm phán.
Tuy nhiên, thay vì gọi điện cho ông Trump, Trung Quốc lại chọn một hướng đi khác, đó là tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Ngày 11/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Bắc Kinh. Tại cuộc gặp này, ông Tập Cận Bình tuyên bố đất nước ông “không sợ hãi” trong bình luận công khai đầu tiên về cuộc chiến thương mại đang leo thang với Mỹ. Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi Trung Quốc và EU cùng bảo vệ trật tự quốc tế và chống lại “hành vi bắt nạt đơn phương”, ám chỉ chính sách thuế quan của Mỹ.
“Trung Quốc và EU nên hoàn thành trách nhiệm quốc tế của mình, cùng nhau bảo vệ xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và môi trường thương mại quốc tế và cùng nhau phản đối các hành vi bắt nạt đơn phương", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi.
Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh cả Trung Quốc và EU đều đang đối mặt với các mức thuế đối ứng từ chính quyền Trump, hai bên đang có động lực hơn bao giờ hết để xích lại gần nhau hơn.
Các nhà lãnh đạo EU được cho là sẽ đến Bắc Kinh vào tháng 7 tới để họp thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương, giữa lúc liên minh với Mỹ rạn nứt. Dù ngày họp vẫn chưa được ấn định nhưng kế hoạch này cho thấy nỗ lực hợp tác nghiêm túc giữa hai bên nhằm tìm kiếm biện pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại của Mỹ.
Ông Mario Esteban, nhà Phân tích cấp cao của Viện Elcano Real cho hay: “Mọi quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và EU, đang tìm kiếm các đối tác mới hoặc tìm cách củng cố mối quan hệ với các đối tác khác ngoài Mỹ và tất nhiên, vì Trung Quốc và EU là hai trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ có thể trông cậy vào nhau để tăng cường mối liên kết kinh tế”.
Không chỉ với châu Âu, Trung Quốc cũng đang tích cực siết chặt quan hệ với các nước láng giềng châu Á. Trong tuần tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm 3 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Trong một hội nghị ngoại giao cấp cao gần đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi “xây dựng tương lai chung với các nước láng giềng”, đồng thời nhấn mạnh hợp tác về chuỗi cung ứng và sản xuất.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.
Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.
Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.
Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.
0