Mỹ nói khuôn khổ hòa bình Ukraine nhận phản hồi tích cực

Các đặc phái viên hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc họp với lãnh đạo các nước châu Âu và Ukraine tại Paris hôm 17/4 để thúc đẩy nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Steve Witkoff đã cùng các quan chức cấp cao khác của Ukraine và châu Âu tham gia các cuộc họp riêng kéo dài nhiều giờ tại cung điện Elysee trước khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì cuộc họp với tất cả các bên.

Đặc phái viên của Tổng thống Trump tại Ukraine và Nga, Keith Kellogg, cũng tham gia các cuộc đàm phán. Những người tham gia khác bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, Ngoại trưởng Anh David Lammy, cố vấn chính sách đối ngoại của chính phủ Đức và giám đốc chính trị của Bộ Ngoại giao Đức.

Các quan chức Mỹ tham gia cuộc đàm phán với châu Âu về Ukraine tại Paris, Pháp hôm 17/4.

Ông Macron mô tả các cuộc đàm phán là một "sự hội tụ" quan trọng. Tổng thống Pháp tuyên bố rằng các cuộc đàm phán theo cách tương tự sẽ tiếp tục diễn ra tại London vào tuần tới.

Các cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về việc Mỹ xích lại gần Nga và nỗ lực của Mỹ nhằm làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Ukraine vẫn chưa đi đến kết quả sau nhiều tuần. Châu Âu cũng thất vọng về các động thái khác của chính quyền ông Trump, từ thuế quan đối với một số đối tác thân cận nhất cho đến những chỉ trích về NATO và Greenland.

Quan điểm của Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã viết trên X rằng phái đoàn Mỹ tại Paris đang tìm cách "đảm bảo các giải pháp thực tế để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine".

Ông Rubio cũng có một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, trong đó ông Rubio tiếp tục truyền đạt mong muốn của Tổng thống Trump về việc chấm dứt xung đột.

“Tổng thống Trump và Mỹ đã trình bày với tất cả các bên về những yếu tố chính của một nền hòa bình bền vững và lâu dài,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tammy Bruce cho biết trong một tuyên bố. “Phản hồi tích cực tại Paris đối với khuôn khổ của Mỹ cho thấy hòa bình là khả thi nếu tất cả các bên cam kết đạt được thỏa thuận,” bà nói.

Trước đây, các quan chức của ông Trump đã theo đuổi các hướng đàm phán riêng biệt giữa Mỹ và Ukraine, và giữa Mỹ và Nga.

Đây là các cuộc đàm phán trực tiếp, cấp cao và có tính thực chất đầu tiên về sáng kiến hòa bình Ukraine có sự tham gia của Mỹ, Ukraine và các nước châu Âu kể từ khi ông Trump nhậm chức. Trước đó, từ cuối tháng 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về mối quan hệ hai nước và chấm dứt xung đột Ukraine. Sau đó, các phái đoàn cấp cao của hai nước cũng đã có các cuộc đàm phán tại Ả rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ về giải quyết xung đột cho Ukraine. Các quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra bình luận rằng các đại diện châu Âu sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán này.

Châu Âu và Ukraine khi đó đã phản ứng gay gắt vì cho rằng bị “gạt sang bên lề” khi không được mời tham gia vào các cuộc đàm phán.

Bình luận về sự thay đổi này của Mỹ, bà Alina Polyakova, chủ tịch Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu tại Washington, gọi đây là điều "thực sự quan trọng”.

“Và tôi nghĩ rằng điều đó đang nổi lên vì tôi nghĩ rằng quá trình của Mỹ đã bị đình trệ và ... họ nhận ra rằng bạn cần sự tham gia của Châu Âu vì họ có lợi ích trong trò chơi này. Đây không chỉ là vấn đề về một vùng lãnh thổ ở Ukraine", bà nói. "Đây là các vấn đề rộng hơn liên quan đến an ninh Châu Âu và bạn không thể giải quyết được những vấn đề đó.″, bà Alina nhấn mạnh.

Trong khi đó, ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cũng nhấn mạnh “Điều mới ở đây là Mỹ, Ukraine và châu Âu đã ngồi cùng một bàn.”

Các đại diện của Mỹ, châu Âu và Ukraine đàm phán chung lần đầu tiên kề từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai.

Bên lề cuộc hội đàm tại Paris, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cảnh báo rằng, Washington có thể từ bỏ các nỗ lực hướng tới một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine nếu không có tiến triển trong những ngày tới.

Ngoại trưởng Mỹ Rubio cho biết, Tổng thống Donald Trump cũng có những ưu tiên khác trên thế giới. Do đó, nếu các cuộc đàm phán hòa bình không có tiến triển, Mỹ sẽ buộc phải chấm dứt nỗ lực làm trung gian.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã nhiều lần hứa rằng sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi ông nhậm chức.  Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, ông thừa nhận việc giải quyết xung đột sẽ mất nhiều thời gian hơn bởi tính chất phức tạp của nó. Ngày 17/4, Tổng thống Trump cho biết, ông muốn nghe phản hồi của Nga về đề xuất ngừng bắn toàn diện ngay trong tuần này. Trong khi đó, Moscow cho rằng, ngừng bắn ở Ukraine ở thời điểm hiện tại là "không thực tế".

Mục tiêu của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông muốn các đại diện của mình nêu vấn đề về đảm bảo an ninh cho Ukraine và cho biết ông đã giao cho nhóm của mình nhiệm vụ thảo luận về lệnh ngừng bắn toàn bộ và một phần - nhưng không phải các vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Cố vấn tổng thống Ukraine, Andrii Yermak, cho biết phái đoàn Ukraine và các đối tác châu Âu đã thảo luận về các bước tiếp theo hướng tới mục tiêu đạt được "hòa bình công bằng và lâu dài", bao gồm lệnh ngừng bắn hoàn toàn, triển khai lực lượng quân sự đa quốc gia và xây dựng một cấu trúc an ninh hiệu quả cho Ukraine.

"Đó là một cuộc trò chuyện rất có ý nghĩa. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình", ông viết.

Cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào tuần sau tại London

Chưa có nhiều nội dung cụ thể được công bố từ các cuộc đàm phán, nhưng quan chức Pháp cho biết các nhà đàm phán cấp cao sẽ gặp lại theo cách tương tự tại London vào tuần tới.

Tổng thống Pháp Macron đã nỗ lực để ngăn các cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và Nga loại bỏ vai trò của châu Âu trong việc định hình tương lai Ukraine.

Ukraine đã đồng ý với một đề xuất ngừng bắn của ông Trump vào tháng trước, nhưng Nga từ chối. Các bên hiện chỉ đồng ý ngừng bắn vào các mục tiêu hạ tầng năng lượng và trên biển Đen, mặc dù Nga nhiều lần cáo buộc Ukraine vi phạm.

Kiev và các đồng minh châu Âu hy vọng có thể thuyết phục Washington có lập trường cứng rắn hơn với Moscow, đặc biệt sau một cuộc tấn công của Nga khiến hàng chục người thiệt mạng tại thành phố Sumy hôm Chủ nhật.

Các quan chức Mỹ cho biết cuộc tấn công đó có thể đã khiến nhu cầu tìm kiếm hòa bình của Ukraine trở nên cấp thiết hơn. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.

Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.

Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.

Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.