Thương chiến Mỹ - Trung chưa có hồi kết
Trung Quốc ngày 11/4 đã ra tuyên bố chính thức nâng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ từ 84% lên 125%, sau một ngày từ khi Washington xác nhận mức thuế tổng cộng áp lên hàng hóa Trung Quốc lên tới con số kỷ lục 145%.
Bắc Kinh khẳng định ở mức thuế hiện tại, hàng hóa Mỹ gần như không còn chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc và nếu Washington tiếp tục leo thang, Trung Quốc sẽ không còn quan tâm đến các động thái đó.
Trong khi chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục tăng áp lực, hy vọng về một thỏa thuận hòa hoãn ngày càng xa vời, khi trong tuần qua Bắc Kinh liên tục trả đũa bằng các biện pháp thuế quan và hạn chế đối với doanh nghiệp Mỹ. Truyền thông Trung Quốc cho biết, nước này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại kéo dài.
Theo đó, Trung Quốc đã giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ chỉ còn chiếm 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2024, so với gần 20% trong năm 2018.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy chiến lược tự cường trong tiêu dùng nội địa và giảm phụ thuộc vào Mỹ. Các kế hoạch này được đề cập tại kỳ họp “Lưỡng hội” hồi tháng 3, nhằm đưa tiêu dùng trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh cũng đã đàm phán với các quốc gia từ châu Âu đến Đông Nam Á nhằm mở rộng hợp tác thương mại.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đàm phán trực tiếp, đồng thời cho biết ông sẽ cân nhắc trao đổi trực tiếp với Chủ tịch Tập Cận Bình. "Chúng tôi rất muốn có thể đạt được một thỏa thuận. Chúng tôi đang sắp xếp lại bàn đàm phán. Tôi nghĩ rằng cuối cùng hai bên có thể hợp tác là điều tốt đẹp cho cả hai nước. Tôi mong chờ điều đó", ông Trump nói.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán nếu Washington thể hiện thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.
Bà Hà Vịnh Tiền, Người phát ngôn Bộ thương mại Trung Quốc cho biết: "Lập trường của Trung Quốc là rõ ràng và nhất quán. Nếu Mỹ muốn đàm phán, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở, nhưng đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng".
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chiếm một phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu, khoảng 43% trong năm nay.
Cuộc đối đầu giữa hai cường quốc sẽ đẩy kinh tế toàn cầu đối mặt với những “cú sốc” mới: tăng trưởng giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thị trường tài chính bị ảnh hưởng và chính sách thương mại của nhiều quốc gia buộc phải thay đổi.


Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.
Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.
0