Trung Quốc khẳng định ‘không sợ hãi’ trong thương chiến với Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc “không sợ hãi” trong bình luận công khai đầu tiên về cuộc chiến thương mại đang leo thang với Mỹ.

Phát biểu với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Bắc Kinh ngày 11/4, ông Tập Cận Bình cho biết: “Không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại, việc đi ngược lại thế giới chỉ dẫn đến sự tự cô lập”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Bắc Kinh vào ngày 11/4/2025.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV trích lời ông Tập Cận Bình phát biểu: “Trong hơn 70 năm qua, sự phát triển của Trung Quốc dựa trên sự tự lực và làm việc chăm chỉ - không bao giờ dựa vào sự giúp đỡ của người khác và không sợ bất kỳ sự đàn áp bất công nào” .

Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Trung Quốc phát biểu trước công chúng về cuộc chiến thuế quan với Mỹ. Bài phát biểu đã nhấn mạnh thông điệp về sức mạnh và khả năng phục hồi của Trung Quốc. “Bất kể môi trường bên ngoài thay đổi như thế nào, Trung Quốc vẫn sẽ tự tin, tập trung và quản lý tốt công việc của mình”, ông Tập Cận Bình khẳng định.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Bắc Kinh vào ngày 11/4/2025.

Ngày 11/4, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ lên 125%. Đây là động thái mới nhất trong cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 145% đối với hàng hoá Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, họ không có ý định tăng thuế lên cao hơn 125%, cho rằng tiếp tục leo thang sẽ là việc làm vô nghĩa. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4 rằng: “Việc Mỹ liên tiếp áp đặt mức thuế quan quá cao đối với Trung Quốc chỉ là một trò chơi con số, không có ý nghĩa kinh tế thực sự”.

Theo giới quan sát, dù Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không tiếp tục tăng thuế quan, nhưng Bắc Kinh vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác trong khả năng của mình. Các nhà bình luận có ảnh hưởng của Trung Quốc, có liên hệ với Bắc Kinh, đã đưa ra một loạt các biện pháp đối phó mà Trung Quốc có thể thực hiện, bao gồm: đình chỉ hợp tác về fentanyl, cấm nhập khẩu gia cầm từ Mỹ, hạn chế tiếp cận thị trường cho các dịch vụ như tư vấn pháp lý và điều tra số tiền mà các công ty Mỹ kiếm được từ sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định: “Nếu Mỹ vẫn tiếp tục gây tổn hại đáng kể đến lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó và chiến đấu đến cùng”.

Trước khi công bố mức tăng thuế quan mới nhất, chính phủ Trung Quốc quyết định hạn chế nhập khẩu phim Hollywood, sau khi đã tăng thuế quan đối với Mỹ lên 84% và hạn chế một số công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc hoặc nhập khẩu hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc.

Việc Mỹ và Trung Quốc áp các mức thuế quan chưa từng có đang dẫn đến nguy cơ làm suy yếu hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời gây tổn hại đến quan hệ song phương trên các lĩnh vực khác. Cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường kinh tế thế giới cũng làm chao đảo thị trường quốc tế và làm dấy lên nỗi lo về suy thoái toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Iran hôm nay 19/4 bắt đầu bước vào vòng đàm phán thứ hai về vấn đề hạt nhân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.

Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.

Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.