WHO có hiệp ước mới về dịch bệnh

5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.

Hiệp ước sẽ được WHO thông qua tại kỳ họp thường niên năm nay. Đại dịch bệnh Covid-19 đã để lại những bài học to lớn, thế giới có thể rút ra được từ diễn biến và quá trình ứng phó đại dịch ấy.

Mục đích bước đi quan trọng này của WHO là thể hiện sự thống nhất quan điểm và phối hợp hành động của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức và đối tác trên thế giới về ứng phó đại dịch bệnh trong khuôn khổ một hiệp ước quốc tế.

Với hiệp ước này, WHO hướng tới những cái đích cụ thể là phát hiện sớm đại dịch bệnh, ngăn ngừa đại dịch bệnh bùng phát và ứng phó kịp thời, hiệu quả đại dịch bệnh một khi đại dịch bệnh bùng phát trên thế giới. Những mảng nội dung chính của hiệp ước này là nhận biết sớm và báo động sớm về đại dịch bệnh, là hợp tác giữa các thành viên của WTO về nghiên cứu và phát triển vaccine phòng dịch bệnh, thuốc men điều trị người bị nhiễm dịch bệnh cũng như thiết bị, máy móc y tế cần thiết cho công việc chữa chạy, điều trị người mắc dịch bệnh cũng như phục vụ cho công việc thuộc về y tế dự phòng. Chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc sản xuất thuốc men điều trị và vaccine cũng là mảng nội dung trọng tâm trong hiệp định.

Có thể thấy, cách tiếp cận của WHO với hiệp ước này là tập trung mọi nguồn lực có thể huy động được và phát huy cao độ hiệu quả thiết thực của việc sử dụng những nguồn lực ấy phục vụ công cuộc phòng ngừa và ứng phó dịch bệnh trên khắp thế giới sao cho phòng ngừa hiệu quả nhất, ứng phó kịp thời và thành công nhất cũng như đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các quốc gia, các vùng miền trên thế giới về tiếp cận thuốc men, vaccine và thiết bị y tế cần thiết cho công cuộc phòng chống và ứng phó dịch bệnh.

Kết quả cuối cùng thế giới cần phải đạt được là không còn bị bất ngờ bởi sự bùng phát của đại dịch bệnh, thế giới có thể ngăn ngừa được đại dịch bệnh và thế giới có thể nhanh chóng xoá sổ được đại dịch bệnh.

Sau 3 năm thương thảo, các thành viên của WHO mới có được hiệp ước này. Sau khi hiệp ước được các thành viên WHO thông qua, chặng đường tới đích cao xa mới chỉ được WHO đi một nửa. Để hiệp ước có hiệu lực cần có ít nhất 60 thành viên phê chuẩn và việc phê chuẩn này chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều năm tới. Hơn nữa, những con chữ trong hiệp ước có trở thành thực tiễn cuộc sống trong thế giới của nhân loại hay không lại không phụ thuộc vào WHO mà phụ thuộc vào chính các thành viên của WHO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.

Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.

Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.

Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.