Bước ngoặt mới của chiến tranh thương mại
Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn lan thông tin một số nhà máy sản xuất hàng xa xỉ tại Trung Quốc rao bán những chiếc túi Birkin, các mặt hàng xa xỉ của Lululemon, Chanel… với mức giá chưa đến 1/10 giá chính hãng. Những người này cho biết, họ được các nhãn hàng xa xỉ đặt hàng gia công, còn gọi là OEM.
Trên CNN, Lululemon đã bác bỏ thông tin này. Vậy, thực hư câu chuyện này đang gây tranh cãi vì việc Trung Quốc sản xuất hàng nhái cũng không phải là câu chuyện quá mới mẻ. Việc một đối tác gia công bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng là việc làm trái pháp luật, trái với hợp đồng giữa bên thuê và bên gia công.
Sau những đòn thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp cho nhau ở mức cả trăm %, không hề quá khi nói rằng thuế quan đã đặt dấu chấm hết cho việc giao lưu hàng hoá giữa hai bên.
Ông Donald Trump trước khi đưa ra những con số về mức thuế đánh lên hàng hoá Trung Quốc, có lẽ chưa lường trước điều này. Ông nghĩ là điều đó sẽ giảm thâm hụt, sẽ khiến Trung Quốc phải xuống nước, phải hoà hoãn, các nhà máy từ Trung Quốc sẽ chuyển về Mỹ… Thực tế, toàn cầu hoá đã ăn sâu trong tất cả các hoạt động sản xuất và họ không thể quay ngược lại được. Sự khéo léo của người Trung Quốc, cùng lịch sử chế tác lâu đời đã thu hút các nhà máy sản xuất đến với họ: nơi đất rộng, người đông, chi phí lao động không quá cao… Cùng nhận gia công cho hàng loạt thương hiệu toàn cầu giúp các nhà máy nơi đây tối ưu được chi phí sản xuất. Đó là nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nhiều hãng thời trang, khi hàng hoá được bán ra với mức giá đắt đỏ tại Mỹ và châu Âu… Để duy trì mối quan hệ đó, bên thuê và bên nhận gia công đã có những hợp đồng chặt chẽ mà hai bên cùng phải tuân thủ. Ít nhất là cấm tuyệt đối việc bên gia công tuồn hàng ra ngoài với mức giá rẻ mạt.
Việc đánh thuế đã khiến những thông lệ thương mại, những quy ước, những niềm tin đã được xây dựng hàng chục năm bị phá vỡ. Một khi hàng thuê gia công từ Trung Quốc không còn xuất khẩu được sang Mỹ khi mức thuế siêu thực được áp tới 245%, các nhà máy xả hàng theo cách của họ. Khi đó, chính các doanh nghiệp của Mỹ không được bảo vệ nữa.
Ông Trump đang đối mặt với nhiều áp lực. Tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm xuống mức đáy trong nửa năm trở lại đây, tính từ khi ông bắt đầu tranh cử. Đại học Harvard công khai tuyên bố không tuân thủ đề nghị của tổng thống về việc giảng dạy, nghiên cứu, bất chấp khả năng mất đi nguồn tiền tài trợ của Chính phủ. Chủ tịch Fed cũng không giảm lãi suất như yêu cầu của tổng thống. Thời gian tới, chính sách thuế quan cực đoan của ông Trump sẽ đối mặt với nhiều phản đối từ chính những doanh nghiệp bị tổn hại do đứt gãy chuỗi giá trị và từ chính người tiêu dùng khi giá cả có khả năng sẽ tăng cao.


Giá vàng SJC ngày 19/4 được niêm yết ở mức 117 - 120 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.327,1 USD/ounce.
Việt Nam đã chọn một lối đi riêng chưa từng có tiền lệ, đó là chỉ một trung tâm tài chính quốc tế nhưng đặt tại hai thành phố.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.
Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.
0