Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp
Với đặc thù là doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí và cắt laser, Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cần diện tích mặt bằng rộng để đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, với không gian sản xuất chật hẹp, thời gian thuê thầu ngắn hạn đang khiến doanh nghiệp không yên tâm đầu tư trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại và cũng khó mở rộng quy mô sản xuất:
Anh Lê Hiền Chính - Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho biết: "Công ty nhận được nhiều sự quan tâm của đối tác nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng khi họ về thăm xưởng thì họ rất băn khoăn về vấn đề cơ sở hạ tầng và diện tích chật hẹp".

Vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề phải tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình làm nơi sản xuất, giới thiệu sản phẩm…Đây chính là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhìn chung, các đơn vị đều mong muốn có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường.
Ông Dương Đình Khôi - Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên chia sẻ: "Trong lành nghề của chúng tôi có một cụm công nghiệp thế nhưng trải qua rất nhiều năm vẫn chưa thể thành công. Hy vọng thông qua truyền thông có thể gửi đến các cấp lãnh đạo có thể đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cụm công nghiệp làng nghề để chúng tôi có những điểm sản xuất rộng hơn, thoải mái hơn và đảm bảo số lượng nguồn hàng nhiều hơn".

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội: "Ngoài 75 cụm công nghiệp đã và đang hoạt động, thành phố cũng đã phê duyệt 43 cụm công nghiệp mới đang trong quá trình triển khai thực hiện, trong đó đã khởi động được 19 cụm công nghiệp để tiến hành bỏ phiếu đầu tư. Đến hiện nay, trên gần 4.000 doanh nhiệp đã vào các cụm công nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh".
Theo Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2030, thành phố sẽ có 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.200ha. Bên cạnh những cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả, thành phố đang đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ khởi công những cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, mục tiêu hoàn thiện mạng lưới 159 cụm công nghiệp vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn nhiều “nút thắt” cần nhanh chóng được tháo gỡ.


ROX iPark đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây tại KCN Gia Lộc (Hải Dương) vào sáng 13/2. Đây là một trong các hoạt động nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của ROX iPark xanh, thông minh.
Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
0