Doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu dùng nội địa

Năm 2024, thế giới còn nhiều biến động, mức tiêu thụ hàng hóa các nước giảm sút dẫn tới xuất khẩu gặp khó khăn. Vì vậy, thị trường nội địa được đánh giá là giải pháp quan trọng đóng góp vào GDP và vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà quốc hội đề ra.

Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, năm 2023, bên cạnh việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới tiềm năng,  doanh nghiệp phải đẩy mạnh bán hàng trong nước như là một giải pháp nhằm tạo kênh bù đắp trong giai đoạn xuất khẩu giảm đơn hàng.

Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt  gần 6.232 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước.

Doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu dùng nội địa

Như vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân vẫn là mảnh đất còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác. Một trong những giải pháp để kích cầu tiêu dùng nội địa đó là các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần tiếp tục đẩy mạnh hình thức bán hàng, truyền thông qua các sàn thương mại điện tử

Năm 2024, Bộ công thương sẽ dồn lực, triển khai nhiều giải pháp để phát triển tiêu thụ nội địa, trong đó, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác hiệu quả xu hướng số hóa nền kinh tế.

Bên cạnh đó, là các chương trình khuyến mãi từ các địa phương, doanh nghiệp để kích cầu tiêu dùng. Với Hà Nội, riêng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa trị giá gần 41.000 tỉ đồng. Đã có 47 đơn vị đăng ký tham gia bình ổn thị trường, kích cầu tiêu dùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.