Doanh nghiệp logistics Việt gặp khó vì căng thẳng trên biển Đỏ

Căng thẳng biển Đỏ và tình trạng thiếu hụt tàu khiến các nhà cho thuê tàu hưởng lợi khi mức phí thuê tàu tăng mạnh, đặc biệt là các khoản phụ phí đều neo cao, bởi nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang chịu áp lực về thời gian giao nhận khi lượng hàng thời điểm này chủ yếu để phục vụ thị trường Tết mang tính mùa vụ.

Tuy nhiên, đây là câu chuyện của 10 hãng tàu lớn trên thế giới, còn tại Việt Nam, hoạt động logistics chủ yếu là trung gian vận chuyển bởi vậy các doanh nghiệp Việt vẫn đang rất khó khăn, gặp áp lực lớn về chi phí logistics, giá cả hàng hóa và kế hoạch xuất khẩu dịp cuối năm

Là một đơn vị vận tải, doanh nghiệp này cũng gặp khó khi nhiều hãng tàu đang tự động áp thêm "phụ phí chiến tranh" cho các lô hàng đã được xếp lên tàu.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang chịu áp lực về thời gian giao nhận khi lượng hàng thời điểm này

Nếu như trước đây, giá cược vận chuyển 1 container hàng từ Việt Nam sang Châu Âu khoảng 2.000 USD, thì hiện tại đã tăng lên gần 4.000 USD. Bên cạnh đó, nhiều đơn hàng bị chậm trễ khiến các doanh nghiệp gặp khó khi làm việc với đối tác.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều gồm dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản… Trước tình trạng trên, Cục Xuất nhập khẩu đã đề nghị các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội trong lĩnh vực logistics tăng cường theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp trong ngành nắm chắc thông tin để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn tắc và các tác động bất lợi khác.

Doanh nghiệp Logictics gặp khó vì căng thẳng biển đỏ leo thang

Các doanh nghiệp cần bám sát và thường xuyên cập nhật tình hình, chủ động kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn tắc.

Song song đó, các cấp, ngành và hiệp hội các doanh nghiệp cùng phải phối hợp chặt chẽ để thông tin và thống kê những trường hợp vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời báo cáo và có phương hướng hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.