Không có nhân lực, doanh nghiệp khó đầu tư công nghệ cao

Việt Nam ngày càng duy trì vị thế hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta cần sớm nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng của đội ngũ nhân lực công nghệ để giữ chân các nhà đầu tư ngoại.

Doanh nghiệp này là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất các thiết bị của Apple. Sản phẩm đa dạng liên quan đến máy tính, công nghệ thông tin, linh kiện ôtô, thiết bị bán dẫn. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3/2007 với các nhà xưởng đầu tiên tại một số tỉnh phía Bắc.

Cuối năm 2023 rót thêm 246 triệu USD vào hai dự án tại tỉnh Quảng Ninh. Dự kiến bắt đầu vận hành từ tháng 1/2025 với khoảng 1.200 nhân công. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là bài toán nhân sự.

Không có nhân lực, doanh nghiệp khó đầu tư công nghệ cao

Intel, Samsung, Amkor Technology hay Hana Micron Vina: một loạt tên tuổi lớn trong ngành bán dẫn toàn cầu đã, đang và sẽ đổ hàng tỷ USD vào Việt Nam. Cơ hội đang rộng mở với nước ta, từ thị trường bán dẫn với quy mô xấp xỉ 600 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Tuy vậy, vấn đề mà không ít doanh nghiệp còn băn khoăn chính là mức độ đáp ứng về nhân lực công nghệ cao.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa diễn ra ngày 11/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định, năm 2024 là năm bứt phá về nhân lực, Việt Nam cần tập trung tối đa nguồn lực để phát triển kỹ sư chất lượng cao ngành sản xuất chip bán dẫn.

b2b4829a-55f9-4fcd-b672-0cea468b2c77-813

Hiện cả nước có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp  vi mạch bán dẫn, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng vào công nghệ mới. Việc chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ sẽ ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.