Thông báo lạ của Novaland

Novaland ngày 19/5 đã gửi đi một thông cáo báo chí đáng chú ý khi không đề ngày tháng, cho biết họ sẽ xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ, theo một "yêu cầu bồi hoàn" từ các cổ đông lớn của công ty.

 

Thông cáo hé lộ hai cổ đông lớn của họ là Novagroup và Diamond Properties - vốn là các công ty riêng của gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn đã ra tay giúp đỡ Novaland thanh toán các khoản nợ đến hạn, qua đó giúp công ty duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn. 

Hình thức giúp đỡ được mô tả là hai cổ đông lớn này đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, đồng thời họ tự bán ra cổ phiếu của mình để hỗ trợ Novaland trong việc tái cơ cấu các khoản nợ vay.

Dù thông báo của Novaland không đi vào chi tiết cụ thể của phương án, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, công ty đang muốn phát hành thêm cổ phiếu để trả cho các cổ đông lớn này thay vì trả bằng tiền mặt. Nói cách khác, Novagroup và Diamond Properties sẽ không thu tiền về, thay vào đó là nhận thêm cổ phiếu NVL, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu của họ tại Novaland.

Thông báo của Novaland có nhắc lại vào cuối năm 2021, nhóm cổ đông của ông Bùi Thành Nhơn nắm giữ trên 61% cổ phần. Tuy nhiên, khi tình hình công ty gặp nhiều khó khăn, cổ phiếu NVL lao dốc, để "cứu" Novaland, nhóm ông Nhơn đã cho công ty mượn cổ phiếu để bán ra, thu tiền về trả nợ dần. Kết quả là đến cuối tháng 12/2024, tỷ lệ sở hữu của nhóm này còn chưa đầy 39%. Theo kế hoạch, họ còn dự kiến bán ra thêm 19 triệu cổ phiếu.

Thực tế, số tiền Novaland nợ nhóm cổ đông lớn này đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính của công ty, với con số hơn 2.600 tỷ đồng tính đến cuối Quý I vừa qua. Vậy, có những điểm "lạ" nào trong thông báo của Novaland?

Thứ nhất, về hình thức thông báo. Thông thường, các nội dung quan trọng cần trình Đại hội đồng cổ đông phải được thông qua dưới dạng một Nghị quyết của Hội đồng quản trị, không phải là một thông cáo báo chí. Đáng chú ý, thông cáo này dường như chưa được công bố rộng rãi trên các kênh thông tin chính thức như website của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, thậm chí là website của chính Novaland.

Thứ hai, câu chuyện về việc bán cổ phiếu của nhóm ông Nhơn. Thông cáo nhấn mạnh việc nhóm cổ đông lớn chủ động cho công ty mượn cổ phiếu để bán trả nợ. Thực tế, thị trường đã chứng kiến không ít lần cổ phiếu NVL thuộc sở hữu của nhóm ông Nhơn và các bên liên quan bị các công ty chứng khoán bán giải chấp (còn gọi là call margin) do giá cổ phiếu giảm sâu. Đó không phải là sự bán ra chủ động. 

Thứ ba, động cơ đằng sau đề xuất phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ lần này. Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhóm ông Nhơn là dưới 39% và có kế hoạch bán thêm. 

Trên thị trường, nhiều người vẫn nói đến con số 35% - đây được coi là ngưỡng sở hữu tối thiểu để một cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền phủ quyết các quyết định quan trọng của Đại hội đồng cổ đông. Quyền phủ quyết này trong nhiều trường hợp được xem là quyền lực tối thượng tại một công ty đại chúng. Nếu tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Nhơn tiếp tục giảm xuống, đặc biệt, nếu có nguy cơ xuống dưới ngưỡng 35%, quyền kiểm soát của họ đối với Novaland có thể bị lung lay.

Đây có thể là một trong những lý do chính khiến Novaland muốn phát hành thêm cổ phiếu để "bù đắp" cho gia đình ông Nhơn trong giai đoạn này. 

Trong bối cảnh Novaland đang nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn, việc tìm kiếm các giải pháp tài chính linh hoạt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cách thức thực hiện và những thông điệp gửi đến thị trường cần sự minh bạch và chuẩn mực hơn để củng cố niềm tin của đông đảo nhà đầu tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy bởi quy định này mang nặng tính hình thức, gây lãng phí chi phí, thời gian và cả cơ hội kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới.

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.

Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.