Sắc hoa gọi tháng 3 về

Những ngày tháng 3, thời tiết chuyển giao, Hà Nội chuẩn bị rũ mình khỏi sự ảm đạm, đìu hiu và sắm sửa những “chiếc áo hoa” sặc sỡ. Trên phố, khi những làn hoa bưởi tinh khôi xuất hiện, khi chị em xúng xính đi chụp áo dài với hoa ban là khi ấy chúng ta biết tháng 3 đã về.

Vào những ngày đầu tháng 3, khi tiết trời còn vương vấn chút se lạnh của mùa xuân, hoa bưởi bắt đầu nở, chưng cất nắng mưa để lớn dần đến “tháng 8 nắng rám cháy bòng”. Những chiếc làn rong ruổi khắp phố đem theo hương bưởi phả vào không gian, gợi về miền ký ức sâu thẳm của mỗi người.

Bởi vậy mà trong “Hương thầm”, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có ý:

“Hoa bưởi thơm cho lòng anh bối rối

Anh không dám xin, cô gái chẳng dám trao

Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao

Không giấu được cứ bay dịu nhẹ”

Hoa bưởi không chỉ đặc sắc bởi mùi hương mà còn tượng trưng cho những người thiếu nữ xưa e ấp, dịu dàng và trang nhã. Chẳng ngẫu nhiên mà hoa bưởi gọi tháng 3 về mà không phải tháng khác. Bởi hoa bưởi đang nhắc sớm về ngày 8/3 hạnh phúc sắp đến.

Vốn là loài hoa tượng trưng cho những miền biên viễn xa xôi Tây Bắc, nhưng góc hoa ban đường Hoàng Diệu lại là một tiếng gọi tháng 3 tại Hà Nội không biết từ bao giờ. Tháng 3, hoa ban nở tưng bừng sau những tháng ngày mùa đông trút lá, trơ cành. Người Hà Nội yêu hoa ban, yêu cái vẻ đẹp giản dị, thanh khiết của loài hoa này. Họ tìm đến những con phố có hoa ban nở, để được ngắm nhìn, để được chụp ảnh, để được hòa mình vào không gian lãng mạn trong tiết giao mùa.

Tháng 3 về, mang theo hơi thở của mùa xuân còn vương vấn, nhưng cũng hé lộ những tia nắng ấm áp đầu hạ. Đây là thời điểm giao mùa đặc biệt, khi đất trời như khoác lên mình tấm áo mới, vừa dịu dàng, vừa rực rỡ. Lòng người vì thế cũng khoan khoái trước thời khắc chuyển giao, đổi mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.