Thưởng thức cơm nhà và cỗ Tết tại phố cổ
Đây là hoạt động tiếp nối trong chuỗi hoạt động của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch, đến năm 2025, định hướng 2030". Chương trình do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa tổ chức, nhằm tôn vinh nghệ nhân và lan tỏa giá trị di sản ẩm thực của quận Hoàn Kiếm.
Thịt luộc, đậu tẩm hành, cà muối, canh cua rau mồng tơi… là những món ăn dân dã thân thuộc trong một mâm cơm nhà. Cơm nhà thường là những món ăn bình dị nhưng chứa đựng biết bao yêu thương. Với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng, bữa cơm gia đình là lúc để mọi thành viên quây quần bên nhau. Đó chính là cầu nối để gắn kết gia đình, là động lực để trở về.
Khác với sự giản dị của mâm cơm thường ngày, mâm cỗ Tết của người Hà Nội tinh tế về hình thức, cầu kỳ về cách chế biến và chứa đựng cả tâm tình, tấm lòng của con cháu để dâng lên tổ tiên trong những ngày đầu năm mới.
Mâm cỗ tết truyền thống thường gồm 4 bát 6 đĩa hoặc 4 bát 8 đĩa, tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những món bát thường gồm canh măng, bóng bì, chân giò hầm hoặc miến gà; đĩa gồm chả nem, gà luộc, bánh chưng, giò chả… Các món ăn không chỉ đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ mà còn gói trọn những giá trị văn hóa và ký ức gia đình.
Chương trình không chỉ là dịp để khán giả thưởng thức nghệ thuật chế biến món ăn mà còn là một hành trình cảm nhận về giá trị di sản ẩm thực của Hà Nội, một phần không thể thiếu trong văn hóa dân tộc. Thông qua đó, các chuyên gia mong muốn truyền cảm hứng và khơi dậy niềm tự hào đối với những giá trị truyền thống, đồng thời gửi gắm thông điệp về việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa trong cuộc sống đương đại.
Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của tính kết nối giữa nghiên cứu, phát triển di sản ẩm thực, coi di sản ẩm thực là nền tảng trong phát triển và phục vụ du lịch. Thông qua các đề án, các bên liên quan cần nghiêm túc nhìn nhận việc giới thiệu, quảng bá, giữ gìn và trao truyền giá trị hồn cốt của văn hóa - ẩm thực, đặc biệt là các yếu tố cốt lõi để phát triển du lịch như ứng xử, văn hóa kinh doanh.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0