Tảo mộ cuối năm
Sau Tết ông Công, ông Táo là khoảng thời gian các gia đình bắt đầu rục rịch đi tảo mộ theo phong tục của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Các nghĩa trang của thành phố thời gian này cũng đông đúc người đến tảo mộ từ sáng sớm.
6 giờ 30 phút sáng, không khí ở nghĩa trang Yên Kỳ đã rất nhộn nhịp. Những ngày này, công việc của các nhân viên quản trang ở đây vì thế mà bận rộn hơn nhiều. Anh Phan Trung Đức, nhân viên nghĩa trang Yên Kỳ cho biết: "Những ngày cuối năm, khách thăm viếng rất đông nên chúng tôi phải đi sớm hơn, về muộn hơn. Khi nào công việc hoàn thành thì chúng tôi mới về".
Dù đường đến nghĩa trang khá xa nhưng năm nào chị em nhà bà Lê Minh Hoa cũng giữ nếp đi tảo mộ của gia đình cuối năm. Cứ sau Tết ông Công, ông Táo là các bà lại sắp sửa lễ, hoa quả lên nghĩa trang thắp hương cho các cụ.
9 giờ sáng, lượng người đến tảo mộ ngày càng đông, người già, thanh niên, trẻ nhỏ đủ cả. Đa phần họ đi cùng cả gia đình. Gia đình ông Phạm Mạnh Tuấn năm nào cũng tập trung đủ từ ba đến bốn thế hệ cùng nhau đến đây thắp hương cho các cụ.
"Các con cháu trong nhà thì công việc cũng rất bận, nhưng gia đình tôi vẫn cố gắng sắp xếp sao để đi tảo mộ được đông đủ nhất. Vợ chồng tôi là con trưởng nên đã thông báo trước cho mọi người để chuẩn bị, sau đó thống nhất thời gian và thông báo lên nhóm chung của gia đình", ông Tuấn nói.
Tranh thủ hương khói và mời các cụ về nhà ăn Tết xong, vợ chồng ông cũng dành chút thời gian để dạy bảo các con về lễ nghi trong gia đình.
Chị Vũ Thị Thu Hương có bố, mẹ và anh trai đều nằm ở nghĩa trang Yên Kỳ. Năm nào chị cũng lên đây vài ba lần. Những dịp lên tảo mộ, chị cũng tranh thủ ôn lại những câu chuyện trong kí ức và dạy dỗ cậu con trai về truyền thống gia đình. Chị Hương chia sẻ đã được truyền lại những lễ nghi truyền thống từ chính bố mẹ mình, chị trân trọng những điều đó và sẽ tiếp tục truyền lại cho các con.
Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, một nghi lễ đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi gia đình, là dịp để con cháu tỏ lòng biết hơn, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0