Người trẻ dùng biện pháp tiêu cực để ứng phó với stress
Một bệnh nhân nhập viện tâm thần, bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiều vết rạch trên tay. Qua trò chuyện thì phát hiện em gặp phải nhiều áp lực từ cuộc sống gia đình thiếu sự kết nối khi bố mẹ chỉ lo kiếm tiền. Trong một lần bị điểm kém ở kỳ thi, bị mẹ mắng nặng lời, khiến em có cảm giác "thất bại" và "tức giận" em đã lấy dao lam rạch lên cánh tay của mình và cảm thấy đỡ căng thẳng, nhẹ nhõm hơn.
Sau 30 ngày điều trị với các liệu pháp kết hợp, tình trạng bệnh của em đã cải thiện và hiện đang điều trị ngoại trú. Theo các bác sĩ đây là một dạng rối loạn tâm thần, biểu hiện thông qua các hành vi tiêu cực tự hành hạ bản thân để giải tỏa.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Hội chứng xuất phát từ tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm đang âm thầm, lẩn khuất trong cuộc sống, nhất là đối với giới trẻ, đây là đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm sống, thường tự hủy hoại cơ thể để trốn tránh hoặc giải tỏa cảm xúc của mình. Hội chứng tự ngược đãi bản thân mang theo nhiều nguy cơ, biến chứng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Người bệnh cần được chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè và bác sĩ."
Theo các bác sĩ, bệnh này có thể gặp ở mọi người, ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nhưng phổ biến nhất ở tuổi thanh, thiếu niên, nhất độ tuổi từ 12-15. Thực tế cho thấy có 17-18% thanh niên cho biết đã có hành vi tự gây thương tích ít nhất một lần trong đời, 6% có bệnh mãn tính và nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khẳng định đây không phải là hành vi để tự sát mà là để giảm đau buồn, căng thẳn, nhưng nếu các vết thương cứ sâu dần thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sỹ cũng khuyến khích bệnh nhân bơi lội, đạp xe, thở, thiền để thư giãn và học cách kiểm soát bản thân, suy nghĩ tích cực hơn; ăn ngủ đúng giờ… là một trong những biện pháp giúp trẻ giảm các áp lực. Hiện nay không có phác đồ chung cho trẻ có hành vi tự hành hạ bản thân mà các bác sĩ điều trị sẽ mang tính cá thể hoá cho từng bệnh nhân.
Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
0