Cấp cứu ngoại viện - Cuộc đua giành sự sống

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Điển hình là một trường hợp bệnh nhân ngoài 40 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp vừa được cấp cứu tại bệnh viện E. Từ khi được người nhà phát hiện bất thường đến lúc xe cấp cứu có mặt, cuộc đua sinh tử diễn ra chỉ vỏn vẹn 20 phút.

Bác sĩ Phạm Xuân Hiếu - Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: “Rất may khi chúng tôi xác định bệnh nhân bị sốc tim thì đã kịp thời triển khai sốc điện và bệnh nhân đã không bị ngừng tim, có nhịp trở lại”.

Sau mỗi cuộc gọi là một cuộc đua với thời gian. Chỉ vài phút chậm trễ có thể khiến sự sống bị đánh mất. Quãng đường từ nơi xảy ra sự cố về tới bệnh viện là khoảng thời gian vàng. Trên xe, sinh mệnh được níu giữ bằng từng nhịp tim, từng mũi tiêm, từng cú điện thoại báo trước với khoa cấp cứu. Bác sĩ không chỉ mang thuốc men, mà mang theo cả niềm hy vọng cho người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: "Biện viện cũng đã xây dựng những quy trình để đối phó với nhiều tình huống như: cấp cứu thảm họa, cấp cứu số lượng người bệnh lớn,... Nếu trường hợp bệnh nhân ít thì nhân lực buổi trực hôm đó có thể tự xử lý được còn trong trường hợp đồng bệnh nhân, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện và huy động nguồn nhân lực từ các khoa khác".

Điều dưỡng Lương Quốc Hùng - Điều dưỡng Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: “Các điều dưỡng khi đến ca trực hàng ngày sẽ nhận bàn giao, khi có cuộc gọi cấp cứu thì một bạn điều dưỡng khỏe mạnh, nhanh nhẹn sẽ mang va li thuốc đi cùng với bác sĩ nội trú, nếu thiếu thuốc thì phải bổ sung vào”.

Là một trong số ít các bệnh viện triển khai phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, mỗi tháng bệnh viện E có gần 200 ca cấp cứu ngoại viện, trong đó nhiều ca được cấp cứu kịp thời thoát khỏi cửa tử.

Bác sỹ Phạm Xuân Hiếu - Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: “Trong vòng bán kính từ 5-10km thì viện E triển khai hệ thống, được 115 thông báo hoặc người nhà gọi trực tiếp đến hotline của bệnh viện E. khi gọi đến rồi thì chúng tôi tư vấn cho người nhà ngay phải làm gì trong trường hợp sốc tim, suy hô hấp”.

Việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch. Giữ sự sống - ngay từ phút đầu tiên - đó là công việc thầm lặng mà đầy vinh quang của những người làm cấp cứu ngoại viện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

80% người bệnh có thể cai thuốc lá thành công nếu được nhân viên y tế tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu.

Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng (trà, sữa hạt, viên uống...) của CTCP thảo dược Mộc Can được quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.

Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 Hà Nội vừa được khám tim miễn phí.

Bàn chân bẹt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này lớp mỡ lòng bàn chân chưa tiêu hết, dáng đi còn đang hoàn thiện, việc đánh giá và can thiệp quá sớm có thể phản tác dụng.

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.