Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng

Bệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Người bệnh cùng người nhà đến Bệnh viện khám trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, không ngứa, không đau. Trên cơ thể các vùng tổn thương ở mặt trong ½ dưới đùi trái, bắp chân phải và vùng cổ phải.

Qua chia sẻ, người bệnh và người nhà làm nghề nông nghiệp, khoảng 1 tuần trước bệnh nhân thấy nốt sần, rát bên hông trái, ngứa, đau, sưng. Do không nhìn được nên bệnh nhân cũng chỉ nghĩ có thể là mụn, hoặc con gì đốt. Sau 5 ngày, bệnh nhân phát hiện nốt tại vùng gối trái của mình hơi sưng có mủ tự vỡ. Người bệnh rút được khoảng 10cm thì đứt và lên bệnh viện để kiểm tra, đồng thời tại đây rút được thêm 40cm giun nữa. 

Hiện tại người bệnh không ngứa, tại vùng cổ phải và vùng chân phải xuất hiện đường ngoằn nghèo, có kèm nốt sưng đỏ. 

Hình ảnh “đường ray” tương ứng với giun tròn con trưởng thành bên trong vị trí tổn thương sau khi giun chui khỏi cơ thể người bệnh.

Các bác sĩ của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ đã tiến hành thăm khám cho người bệnh, thông qua hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy rõ: Vị trí mặt trong dưới đùi trái và bên sườn có lỗ dò cũ trên da có tổn thương, qua hình ảnh siêu âm các bác sĩ phát hiện bên trong có hình ảnh đường ray không chuyển động.

Vùng cổ người bệnh có nghi ngờ tổn thương trên lâm sàng với đường ngoằn nghèo và vết sưng tấy.

Vị trí mặt sau dưới đùi phải và cổ bên phải có các đường gân nổi trên da là các vị trí nghi ngờ tổn thương, tuy nhiên hình ảnh “đường ray” chưa quan sát được rõ.

PGS.TS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương - cho biết: "Giun rồng hay giun Guinea có tên khoa học là Dracunculus medinensis. Đây là loại giun tròn và dài nhất trong số nhóm giun có thể gây nhiễm ký sinh trùng trên người. Giun rồng cái trưởng thành có chiều ngang từ 1-2 mm, dài khoảng 70-120 cm. Còn giun đực thì ngắn hơn, chiều dài khoảng 4 cm. Giun rồng đực sẽ chết đi sau khi giao phối".

Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng, hiện tại bệnh chưa có phương pháp xét nghiệm để phát hiện mình có bị mắc giun rồng hay không, chúng ta chỉ phát hiện khi các triệu chứng xuất hiện và chỉ khi giun chui ra thì mới biết là mình bị bệnh. Cùng với đó cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh, phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là dùng biện pháp loại bỏ được hết con giun đó ra khỏi cơ thể người.

Ảnh minh hoạ giun rồng.

PGS.TS. Đỗ Trung Dũng nhấn mạnh, tập tính của giun rồng trong cơ thể là xu hướng chui ra ngoài cơ thể thông qua vùng da, cũng có nhiều trường hợp giun không tự chui ra nó tự động chết ở phần dưới da.

Khi người bệnh mắc giun rồng, không tự ý sử dụng thuốc, chích hay phẫu thuật, mà cố gắng dùng que quấn lôi dần giun ra khỏi cơ thể mình. Tuyệt đối không làm đứt giun, bởi khi giun bị đứt sẽ phát tán khiến ấu trùng giun và chất độc trong thân giun giải phóng theo đường đi của giun cái, làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Khi lấy giun ra khỏi cơ thể người bệnh cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh tránh phán tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Hình ảnh vết thương do giun rồng.

Để chủ động phòng chống bệnh bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không ăn đồ sống, thực phẩm chưa nấu chín, chỉ uống nước đã đun sôi. Cùng với đó, người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi lao động; chủ động giám sát, phát hiện sớm ca nghi ngờ tại cộng đồng.

Hình ảnh siêu âm của giun rồng

Khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm, cần báo ngay cho cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Khi có biểu hiện bất thường như nổi nốt sẩn, ngứa dai dẳng... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Phòng bệnh là biện pháp duy nhất hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine giữa Nga và Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho việc điều trị ung thư bằng vaccine, góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư.

Kết quả chụp MRI bụng của anh N.V.T (47 tuổi, ngụ tỉnh Long An) cho thấy một khối bướu có đường kính lên đến 40 cm, cấu trúc tương đồng với mô mỡ, chiếm gần toàn bộ ổ bụng và bao quanh thận phải.

Việt Nam vẫn rải rác ghi nhận các ca mắc COVID-19, số ca tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình 20 ca mắc/tuần.

UBND thành phố Hà Nội đã có công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch, UBND thành phố đã yêu cầu các sở, ban, ngành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Các bác sĩ Bệnh viện K vừa thực hiện thành cuộc công phẫu thuật nội soi qua đường âm đạo cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung.

Chính sách miễn viện phí cho toàn dân vào năm 2030 đang mở ra một viễn cảnh nhân văn và tiến bộ. Tuy nhiên, để chính sách này thực sự khả thi, cần một lộ trình cẩn trọng và tính toán kỹ lưỡng – bởi phía sau mỗi tờ hoá đơn được thanh toán là cả một hệ thống y tế đang oằn mình gánh đỡ.