Uganda: Ngân hàng sữa mẹ cứu sống hàng trăm trẻ sinh non

Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.

Trong một ngôi nhà yên tĩnh ở ngoại ô Thủ đô Kampala, cô Mercy Balibabwe, một nữ y tá, đang bế một em bé mà cô nhận nuôi cách đây 5 tháng. Sinh non và chỉ nặng một kg, em bé sơ sinh này hầu như không có cơ hội sống sót sau khi mẹ em qua đời trong khi sinh. Nhưng một điều kỳ diệu đã mang đến cho đứa trẻ cơ hội thứ hai, đó là sữa mẹ hiến tặng.

Cô Mercy Balibabwe cho biết: “Tôi được thông báo rằng em bé quá nhẹ cân nên cần được tiếp tục chăm sóc tại bệnh viện. Sau đó chúng tôi được giới thiệu đến ATTA và họ đã cho chúng tôi sữa mẹ. Khi bé tăng đủ cân, cuối cùng chúng tôi đã được xuất viện".

Khi sữa mẹ không có sẵn, sữa mẹ hiến tặng được tiệt trùng là lựa chọn thay thế ưu tiên, sau đó mới đến sữa công thức đối với những đứa trẻ sinh non.

Tại Uganda, ngày càng có nhiều người như cô Balibabwe quyết định sử dụng sữa mẹ hiến tặng để chăm sóc trẻ sinh non và trẻ mồ côi. Ở quốc gia Đông Phi này, đang có sự chuyển đổi thầm lặng nhưng mạnh mẽ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được thúc đẩy bởi các sáng kiến như Cộng đồng sữa mẹ ATTA, một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận hoạt động để giúp trẻ sơ sinh có nhu cầu tiếp cận nguồn sữa mẹ hiến tặng.

Bà Racheal Akugizibwe, thành viên Cộng đồng sữa mẹ ATTA cho hay: “ATTA ra đời từ bi kịch cá nhân. Người sáng lập của chúng tôi đã mất đứa con mới sinh của mình ngay sau khi sinh, mặc dù cô đã lưu trữ sữa mẹ trong thời gian con nằm viện. Không còn con để cho bú, cô ấy đã nhận ra nhu cầu cấp thiết về một cách chia sẻ sữa mẹ an toàn và nhân đạo, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, khi việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trở nên khó khăn".

Sử dụng một tủ đông nhỏ 60 lít, ATTA phân phối sữa đã được tiệt trùng cẩn thận thông qua hệ thống giao hàng bằng xe máy đến các bệnh viện và nhà dân. Kể từ khi ra đời vào năm 2021, tổ chức này đã thu thập được hơn 1.200 lít sữa mẹ từ hơn 135 bà mẹ hiến tặng, tiếp cận được hơn 650 trẻ sơ sinh trên khắp Uganda.

“Không có hại gì khi trẻ uống sữa hiến tặng, miễn là người mẹ hiến tặng sữa đó đã được xét nghiệm các bệnh khác nhau như HIV-AIDS, giang mai, viêm gan B, viêm gan C và sữa cũng đã được tiệt trùng", chuyên gia dinh dưỡng Mary Jackline Walusimbi nói.

Sinh non là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu và Uganda cũng không phải ngoại lệ. Theo UNICEF, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại quốc gia này là 19 trên 1.000 ca. Đối với nhiều trẻ sơ sinh này, việc không được tiếp cận với sữa mẹ, đặc biệt là khi người mẹ bị bệnh, vắng nhà hoặc không có khả năng sản xuất sữa, có thể gây tử vong.

Để giải quyết vấn đề này, hệ thống y tế tại Uganda đã phát triển các ngân hàng sữa mẹ, với cơ sở lớn nhất đặt tại Bệnh viện Nsambya ở Kampala. Ngân hàng này do bác sĩ chuyên khoa sơ sinh Victoria Nakibuuka điều hành. Theo bà Nakibuuka, sữa hiến tặng không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là thuốc với trẻ sinh non. Đây là một công cụ quan trọng để giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.

Uống nước cốt chanh để thải độc thanh lọc cơ thể, giảm cân đang trở thành trào lưu được lan truyền trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận ích lợi của chanh đối với cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng sai cách sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Tuấn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã có những chia sẻ xoay quanh nội dung này.

Ứng dụng đồng bộ các công nghệ hiện đại đang mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh lý cột sống. Không chỉ an toàn và chính xác, mà còn mang đến cơ hội hồi phục nhanh chóng cho hàng ngàn bệnh nhân.

Bộ Y tế đang xây dựng lộ trình để trình Chính phủ để tiến tới giai đoạn 2030 – 2035 sẽ miễn viện phí cho toàn dân.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tối 5/5 đã ra quyết định đình chỉ 5 người gồm 3 bác sĩ và 2 điều dưỡng, để phục vụ công tác xác minh, làm rõ việc người dân tố bị yêu cầu phải “nộp đủ tiền mới cấp cứu” cho trẻ gặp tai nạn.

Bệnh viện K chiều 5/5 đã phát động phong trào “Găng tay không thay vệ sinh tay” nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong thực hành tuân thủ vệ sinh tay với chăm sóc y tế.