Sử dụng sữa giả tại bệnh viện: Xử lý không vùng cấm
Đó là nhấn mạnh của lãnh đạo Bộ Y tế tại Hội nghị Câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện khu vực phía Bắc diễn ra sáng 19/4 tại Hải Dương với sự tham gia của tất cả các giám đốc bệnh viện công.
Về vấn đề quản lý, mua sắm, kê đơn và tư vấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là liên quan đến danh mục gần 600 loại sữa giả vừa được cơ quan chức năng phát hiện, trong đó đã có sản phẩm được các cơ sở y tế dùng cho người bệnh với số lượng lớn, Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở y tế trên toàn quốc cần nhanh chóng rà soát và sớm báo cáo về Bộ Y tế khi có phát hiện.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế kiểm tra, rà soát toàn bộ sản phẩm dinh dưỡng đang sử dụng. Bộ cũng cho biết, các hướng dẫn chuyên môn liên quan đến dinh dưỡng lâm sàng đã được ban hành, trong đó có danh mục kỹ thuật mới nhất năm 2024. Nhiều hướng dẫn lâm sàng hiện hành cũng quy định rõ cách bác sĩ tư vấn và chỉ định dinh dưỡng cho bệnh nhân suy kiệt, tương tự như thực hành tại các nước phát triển. Các giám đốc bệnh viện được yêu cầu chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng thuốc và sản phẩm dinh dưỡng, bảo đảm đúng quy định và chất lượng. Bộ Y tế sẽ có văn bản chấn chỉnh gửi các đơn vị ngay đầu tuần tới và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.
Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh: “Yêu cầu giám đốc bệnh viện, trong chức năng người đứng đầu, chịu trách nhiệm trong bán thuốc kê đơn. Đầu tuần, Bộ Y tế sẽ có văn bản để chấn chỉnh xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không bao che. Với các bệnh viện, yêu cầu rà soát xem bắt đầu từ khi nào, đã bán cho ai và thông tin đến cho người bệnh. Nếu có vấn đề sức khoẻ liên quan thì cơ sở y tế chịu trách nhiệm khi đã tham vấn cho bệnh nhân và tùy vào mức độ và có biện pháp xử lý phù hợp”.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi có thông tin, bệnh viện đã cho rà soát, kiểm tra toàn bộ trong các khoa, phòng và không phát hiện có các sản phẩm sữa giả và thuốc giả theo danh mục Bộ Công an đã công bố. Tuy nhiên, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh viện không có chức năng kiểm tra hàng hóa, thực phẩm, vì vậy chúng tôi rất cần các cơ quan chức năng làm chặt trong các khâu nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và hậu kiểm chặt chẽ ngay từ ban đầu để Bệnh viện yên tâm mua sắm".
Đến thời điểm hiện tại đã có một số bệnh viện phát hiện ra các sản phẩm sữa giả được dùng cho người bệnh, trong đó một bệnh viện đã đấu thầu với số lượng lớn.


Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
0