Làm rõ chậm trễ cấp cứu bệnh nhi tại BVĐK Nam Định
Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, qua công tác nắm tình hình người bệnh hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định khẩn trương chỉ đạo thực hiện rà soát quy trình tiếp nhận, xử trí cấp cứu cháu M.T.A tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, đối chiếu với quy định tại Điều 44, Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và các văn bản quy định hiện hành. Nghiêm khắc xử lý các cá nhân, tập thể nếu phát hiện có các vi phạm quy định nêu trên; Phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương để phát hiện các hạn chế về chuyên môn (nếu có) và kịp thời chấn chỉnh: báo cáo kết quả về Cục Quản lý khám chữa bệnh trước ngày 6/5/2025 để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Được biết, trước đó, ngày 3/5 trên mạng xã hội Facebook lan truyền video với nội dung một người đi đường chở cháu bé gặp tai nạn với xe ba bánh tự chế đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định để cấp cứu. Khi đến bệnh viện, các nhân viên y tế yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng viện phí thì cháu bé mới được đưa đi cấp cứu. Vì quá bức xúc người đàn ông này đã quay lại video và khoảng hơn 10 phút sau các bác sĩ mới đưa cháu bé đi cấp cứu.


Liên quan đến thông tin được phản ánh trên báo chí về việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định yêu cầu đóng đủ tiền thì mới cấp cứu cho cháu bé bị công nông cán qua người vào ngày 3/5. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định xác minh làm rõ.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công 6 ca ghép tạng từ nguồn tạng hiến của một người chết não.
Hiện nay, tình trạng vi phạm trong công bố, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm giả, hàng xách tay không rõ nguồn gốc đang ngày càng phổ biến, gây nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.
Bộ Y tế đề nghị gỡ nội dung quảng cáo hai sản phẩm: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine tại các webiste, mạng xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ra Công điện số 55 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Trong ba ngày nghỉ lễ, từ 30/4 - 2/5, cả nước có gần 7.000 lượt người đến khám cấp cứu và 30 ca tử vong liên quan đến tai nạn giao thông, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
0