Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Cục Quản lý Dược cho biết, trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Cục Quản lý Dược cho biết trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có bốn loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô lớn. Ảnh: TTXVN.

Căn cứ các quy định của Luật Dược, Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố và y tế các ngành khẩn trương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuốc giả sau:

Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), số đăng ký VD-28109-17; nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), số đăng ký VD-25305-16; nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), số đăng ký VD-14429-11; nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Sản phẩm giả thuốc Neo-Codion: Riêng thuốc này chưa có thông tin trên nhãn. Song, Cục Quản lý dược cho biết, với thuốc Neo-Codion được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có các thông tin chính thức như sau: số giấy phép lưu hành 300111082223 (số đăng ký cũ VN-18966-15); hoạt chất Codein base (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg, Sulfogaiacol 100mg, cao mềm Grindelia 20mg; dạng bào chế: viên nén bao đường; đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên; nhà sản xuất Công ty Sophartex (Pháp), địa chỉ 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.

16 sản phẩm không thuộc danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành bao gồm: Nhức khớp tê bại hoàn; Tui Hua Shen Jing Tong (thuốc thoái hóa Singapore); Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn; Professor’s Pill (khớp xanh); Mujarhabat Kapsul (khớp đỏ); Gai cốt hoàn; Tọa cốt thiên ma thống phong hoàn; Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn; Phong tê nhức Bạch Xà Vương; Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn; Đa xoang mũi; Viên vai cổ; Yuan Bone; Thoái cốt hoàn plus; Thoái hóa nhức khớp hoàn plus; Thoát hóa tọa cốt đơn.

Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc trên địa bàn, chú trọng đến việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thuốc.

Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu nghi ngờ thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép lưu hành, lập tức niêm phong, không tiếp tục sử dụng thuốc và báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.