Giúp trẻ vượt qua hành vi tự gây thương tích khi stress

Bệnh nhân chia sẻ từng nhiều lần chứng kiến bố bạo hành với mẹ mình. Bố mẹ cũng mải lo kiếm tiền và không quan tâm đến con cái, bản thân em cũng không thân thiết với chị mình. Ở trường, em bị bạn bè trêu chọc, cô lập vì tính cách nhút nhát. Sự cô đơn kéo dài khiến em tìm đến các diễn đàn trên mạng, nơi thảo luận về căng thẳng và tự gây thương tích.

Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tuất - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một thực tế đáng lo ngại là trẻ có xu hướng bắt trước nhau để thực hiện hành vi tự gây thương tích cho bản thân.
Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành được đánh dấu bằng mốc dậy thì. Cùng với đó là sự phát triển về tư duy, nhận thức, sự quan sát, sáng tạo, tự ý thức khẳng định bản thân, trưởng thành về nhân cách, đối mặt các yếu tố stress.
Tuy nhiên, mỗi em lại có sự phát triển và nhận thức khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hoàng Yến, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Những hành vi tự làm tổn thương bản thân như vậy có thể xuất phát từ áp lực học đường, từ các mối quan hệ với gia đình bạn bè hoặc việc trẻ tự tạo áp lực cho bản thân buộc mình phải trở nên hoàn hảo".

Qua thực tế điều trị và tham vấn cho nhiều bệnh nhân, các bác sĩ cho biết: "Tự hại để giải tỏa tâm lý, để tự trừng phạt mình nhưng đó cũng là lời kêu cứu thầm lặng mà đa số người ngoài lại không hiểu thông điệp. Có thời điểm, các em không thể giải tỏa được stress, hành vi sẽ trở nên nguy hại hơn, thậm chí bệnh nhân sẽ chọn cách tự sát".
Cha mẹ có sẵn sàng chấp nhận con mình có vấn đề tâm lý? Thầy cô có thời gian và đủ kiến thức để tư vấn cho từng học sinh? Đó là những vấn đề đặt ra cho các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục.
Theo các bác sĩ, việc giúp trẻ ứng phó được với stress là rất quan trọng. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập thể dục như chạy bộ, yoga, ngồi thiền,… giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt, cha mẹ cần giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, dạy trẻ học cách chấp nhận giới hạn của bản thân.
Bên cạnh đó, cần thiết lập khóa biểu hợp lý, tránh sử dụng chất kích thích mở rộng mối quan hệ lành mạnh. Cha mẹ và thầy cô cũng cần tạo điều kiện giúp trẻ chia sẻ cảm xúc cá nhân, không phán xét hoặc tạo áp lực cho trẻ.


Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả), thực phẩm chức năng… cho người bệnh.
Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.
Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.
0