Nghệ thuật chụp máy ảnh phim cỡ lớn
Ở thời điểm hiện tại, sở hữu một chiếc máy ảnh thực dễ như trở bàn tay. Nếu chẳng phải người cầu kỳ, chỉ cần bỏ ra từ 2 - 3 triệu là đủ để có một chiếc máy ảnh kỹ thuật số tạm ổn. Rồi thì smartphone hiện tại cũng có những dòng tích hợp camera với bộ cảm biến chẳng thua gì một chiếc máy ảnh loại xịn.
Nhưng vẫn còn đó những con người hoài cổ, đam mê một thứ nghệ thuật tưởng như đã trôi vào dĩ vãng. Những con người yêu chụp ảnh phim giữa thời đại kỹ thuật số.
Nhiếp ảnh gia Phạm Duy - Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ: "Tôi rất yêu thích những máy ảnh và ống kính xưa, từ thời kỳ đầu của nhiếp ảnh thế giới (1842-1843) khi nhiếp ảnh mới ra đời. Đi chụp ảnh, tôi đi một mình vì thời gian chụp ảnh bằng máy ảnh cỡ lớn rất lâu. Một bức ảnh sẽ mất khoảng 30-40 phút."
Vì bản chất khổ phim lớn nên máy ảnh sẽ tương đối khó sử dụng, đòi hỏi người chụp phải có kiến thức rất vững về ánh sáng. Hơn nữa, mỗi lần chụp cũng rất tốn thời gian để lắp đặt, căn chỉnh, không giống như các máy ảnh phim thông thường. Chiếc máy ảnh đòi hỏi người lắp phải kiên trì, tỉ mỉ thì mới có thể cho ra một bức ảnh đẹp. Những bức ảnh chụp ra sẽ được tráng, rửa hoàn toàn bằng phương pháp thủ công cách đây 100 năm.
Những nhiếp ảnh gia chụp ảnh phim cỡ lớn luôn mong muốn truyền tải những bức ảnh đẹp, những giá trị về nghệ thuật, kiến trúc thông qua chiếc máy ảnh có tuổi đời hàng trăm năm đến với công chúng.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0