Làng hoa Tây Tựu vào mùa
Từ sáng tinh mơ, vợ chồng ông Nguyễn Công Hồng và bà Nguyễn Thị Thanh đã chuẩn bị ra ruộng trồng hoa cách đó không xa. Những tháng cuối năm, công việc thường bận rộn hơn bởi đây là thời điểm cần tập trung chăm sóc, cắt tỉa, tưới tắm để hoa nở đúng thời điểm.
Ông Hồng chia sẻ: "Mùa đông chăm sóc hoa ít bị bệnh tật hơn mùa hè. Mùa hè chăm khổ lắm. Phải chăm đẹp thì hoa mới dễ bán".
Từ sáng sớm đến chiều tối, ông bà gần như có mặt ở ruộng hoa để xới đất, nhổ cỏ, cắt hoa bán cho thương lái trong vùng.
Đầu giờ chiều, các nhà vườn bắt đầu chở hoa đến các cửa hàng. Các hàng bán hoa ở làng Đăm (nay là xã Tây Tựu) đa số chỉ bán buôn cho các mối hàng thân quen. Chỉ có một mình nên bà Chu Thị Luyến phải luôn tay, từ nhận hoa, bó hoa, chở hoa cho khách cứ thế cho đến hết ngày.
Theo bà Luyến: "Công việc của tôi bắt đầu từ sáng sớm cho đến tận chiều, lúc nào xong mới thôi. Nhà tôi thì không có vườn nên chỉ buôn hoa thôi".
Nhu cầu cung cấp hoa tươi, nhất là vào dịp cuối năm khiến cho nhiều hộ kinh doanh trong làng phải tậu cả ô tô tải để vận chuyển hoa đến các vùng xung quanh cho đảm bảo chất lượng.
Tuy phải chịu không ít hậu quả do bão Yagi để lại, nhưng người dân làng Đăm vẫn cố gắng đảm bảo cung cấp hoa tươi cho người Hà Nội đón Tết.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0