Ký ức 'Bê ta cam'

Những năm 1995 - 1996 là dấu mốc cho thời kỳ phát triển đáng nhớ nhất của Đài Hà Nội. Khi đó Đài mới được chuyển từ phố Hàng Dầu về trụ sở mới tại số 3-5 Huỳnh Thúc Kháng. Điều chúng tôi nhớ nhất là công nghệ quay, dựng có bước thay đổi từ băng VHS chuyển sang băng Betacam.

Lứa sinh viên 7X chúng tôi vừa ra trường được vào Đài Hà Nội làm việc khi đó rất may mắn vì được tiếp cận ngay với công nghệ mới.

Betacam mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sắc nét, máy quay “hoành tráng”. Phóng viên trẻ như chúng tôi khi đi tác nghiệp cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được đứng cùng chiếc máy quay đắt tiền.

Phóng viên Phan Hường với những chiếc băng betacam. Ảnh chụp năm 2015, thời điểm trước khi Đài chuyển sang máy quay dùng đĩa, sau đó là dùng thẻ nhớ.

Với Betacam, lần đầu tiên chúng tôi biết thế nào là “sống và làm việc theo timecode” như lời của một kỹ thuật viên dựng kỳ cựu.

Mỗi khi đi dựng, trong túi băng bao giờ cũng kèm quyển sổ xem timecode. Với chúng tôi khi đó băng betacam là một tài sản. Hồi đấy, tôi vẫn nhớ một chỉ vàng thời đó giá khoảng 500.000 đồng nhưng một cuộn băng betacam 30 phút để đi quay đã có giá 300.000 - 350.000 đồng nên ai có càng nhiều băng đồng nghĩa với việc “tài sản” càng lớn. Các cô chú lớn tuổi trong ban trước khi nghỉ hưu thường sẽ để lại món “tài sản” quý này cho đồng nghiệp. Và thế là tủ băng của mỗi người cứ ngày một đầy thêm.

Nhưng thời gian cũng làm mọi thứ thay đổi, betacam “lừng lẫy” một thời đã được thay thế bằng công nghệ số, dùng đĩa rồi đến thẻ quay. Tài sản lớn thời đó rồi cũng chuyển về kho lưu trữ của Đài.

Nhưng những chiếc băng “Bê” dấu ấn một giai đoạn phát triển rực rỡ của Đài, của công nghệ truyền hình cùng thời thanh xuân sôi nổi, nhiệt huyết và đầy đam mê của lứa phóng viên 7X chúng tôi thì vẫn mãi vẹn nguyên trong ký ức.

Phan Hường

Phóng viên Ban Biên tập Kinh tế

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.