Để BĐS công nghiệp phát triển cần đầu tư hạ tầng

Thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn được ghi nhận là “điểm sáng” trong cung - cầu khi có tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, để phân khúc này năm 2024 thật sự bứt phá trên thị trường rất cần có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng để đáp ứng tiêu chí xanh, bền vững cùng các tiện ích thiết yếu đáp ứng tất cả nhu cầu của khách thuê, đặc biệt từ nước ngoài.

Theo thống kê, năm 2023 tổng số lượng đất cho thuê được ở cả hai miền Nam, Bắc là trên 1.500 ha, thể hiện qua nhiều công bố động thổ của các dự án, nhất là dự án của các doanh nghiệp chuỗi cung ứng của Apple, SamSung, hoặc doanh nghiệp lớn của Mỹ, Châu Âu mở rộng vào phía Nam và Long An… Điều đó tạo ra một lượng hấp thụ đất công nghiệp nhất định. Sản phẩm thứ hai là kho xưởng cho thuê. Cụ thể khu vực phía Bắc khoảng hơn 700 ngàn mét vuông nhà xưởng, phía Nam khoảng gần 600 ngàn mét vuông kho xưởng được cho thuê.

Ông Lê Trọng Hiếu – Giám đốc Cấp cao lĩnh vực bất động sản Công nghiệp và văn phòng Cbre Việt Nam cho biết: "2023 thị trường bất động sản công nghiệp vẫn là một năm thành công. Có thể nói là nó tóm gọn lại một số ý, ví dụ như là thị trường đất đai thì cái tỉ lệ mà cho thuê trong năm 2023 cho cả miền Bắc, miền Nam lẫn cả miền Nam Á."

Những số liệu khả quan cũng cho thấy đối với những khu vực có nhiều tiềm năng, giá của phân khúc này vẫn đang ở mức tăng, tuy nhiên mức độ không nhiều do phải cạnh tranh với kinh tế khu vực và thế giới. Theo các chuyên gia, việc cần làm hiện tại để thúc đẩy phát triển bất động sản công nghiệp là phải tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông, logistic, tập trung vào các tiêu chí xanh, bền vững cùng hành lang pháp lý thông thoáng để lên phương án làm sao thu hút được các nhà đầu tư nhiều nhất có thể.

Để BĐS công nghiệp phát triển cần đầu tư hạ tầng

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch Hội đồng quản trị DTJ Group cũng chia sẻ: "Một số các tỉnh xung quanh Hà Nội như là Hà Nam, Hưng Yên hoặc Bắc Giang thì vẫn còn dư địa phát triển nên đối với khu vực phía Bắc còn nhiều tiềm năng phát triển."

Nhu cầu bất động sản công nghiệp vẫn còn rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về các kho nhiều tầng đa dụng và nhà xưởng xây sẵn. Đón xu hướng này, bên cạnh sự chủ động của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp rất cần những chính sách hỗ trợ của nhà nước để hạ tầng bất động sản công nghiệp được phát triển đồng bộ, tăng lợi thế cạnh tranh.

Quy hoạch nhiều tỉnh/thành giai đoạn 2021-2030 đã được thông qua sẽ giải quyết phần nào các vướng mắc liên quan tới thủ tục pháp lý cho các khu công nghiệp. Những yếu tố này, sẽ giúp bất động sản khu công nghiệp năm 2024 tiếp tục duy trì vị thế và tiếp tục tăng trưởng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.