Cải tạo biệt thự cổ phải giữ được 'hồn cốt'
Tòa biệt thự nằm tại ngã tư Bà Triệu - Tô Hiến Thành có vị trí đắc địa, nhưng đã bị bỏ hoang hàng chục năm. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, bị phủ kín bởi rêu phong và hư hỏng. Dù trong tình trạng “cửa đóng then cài”, song tòa biệt thự vẫn có bảo vệ trông nom để phòng chống tệ nạn xã hội.
Ông Phạm Văn Dân (Phú Xuyên) cho rằng: "Vị trí ở đây là ngã tư, vị trí rất đẹp, mà khu nhà này bỏ hoang thì tôi thấy hơi phí. Nếu như Nhà nước có điều kiện cải tạo lại thì cũng là tốt cho thành phố".
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã tích cực triển khai cải tạo, chỉnh trang các tòa biệt thự, công trình kiến trúc cổ; khôi phục và lưu giữ những nét đẹp lâu đời tại các công trình này. Vào tháng 1/2024, tòa biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) đã hoàn tất việc trùng tu, cải tạo, “hồi sinh” diện mạo khu phố cũ cũng như trở thành điểm đến thú vị cho khách tham quan.
Ông Trần Văn Hiển là một người dân sinh sống hơn 30 năm tại khu phố này, chứng kiến sự đổi thay diện mạo của tòa biệt thự cổ, ông thấy rất phấn khởi. "Biệt thự số 46 Hàng Bài ngày xưa chưa sửa sang thì tối tăm, xập xệ. Từ hồi sửa sang, nó làm sáng sủa cả góc phố này, làm đẹp bộ mặt đô thị", ông Hiển chia sẻ.
Chuyên gia quy hoạch đô thị Nguyễn Quang nhận định: "Có rất nhiều tòa nhà do sở hữu đa dạng khác nhau, nó xuống cấp giống như một khu ổ chuột. Vì vậy, việc cải tạo sẽ nâng cao được chất lượng sống, chất lượng môi trường, cảnh quan của khu vực và sử dụng được vào những mục tiêu khác nhau, nâng cao được giá trị kinh tế về mặt sử dụng của các biệt thự đó. Đặc biệt, Hà Nội là một thành phố di sản, các biệt thự Pháp là một phần của thành phố di sản, cho nên việc cải tạo các biệt thự sẽ tôn lên vẻ đẹp của Hà Nội và thu hút khách du lịch nhiều hơn".
Theo các chuyên gia, biệt thự cũ là “quỹ di sản” đặc biệt của Hà Nội, việc bảo tồn, sửa chữa là rất cần thiết. Song, quan trọng nhất khi bảo tồn, sửa chữa là vẫn giữ được “hồn cốt” của “quỹ di sản” đó.
"Mục đích sẽ xác định được việc cải tạo. Khi chúng ta cải tạo làm văn hóa, làm mốc lịch sử thì chúng ta phải giữ đúng như nó đã từng, từ sàn gỗ, từ cầu thang, từ cửa sổ, từ vật liệu kính ngói,... phải giữ được như cũ. Một công trình cũ đẹp hay không, khi làm mới, nó vẫn phải giữ được ý nghĩa của nó", anh Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng phòng Quy hoạch kiến trúc, Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Taseco khẳng định.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc chỉnh trang, cải tạo các biệt thự cổ, tìm ra giải pháp tận dụng công năng của công trình, tránh gây lãng phí nguồn lực đất đai.


Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
0