Cần thêm cơ chế để 'gỡ vướng' cho thị trường BĐS
Tại diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” do Đài Hà Nội tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, Nghị quyết 170 và 171 của Quốc hội đã mở ra nhiều cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Những cơ chế này kỳ vọng tạo động lực lớn cho nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vướng mắc về pháp lý đất đai.
Tuy nhiên, theo ông Đính, quá trình tháo gỡ vẫn chưa đồng đều, nhiều vướng mắc lớn về pháp lý, dòng vốn và nguồn cung vẫn chưa được giải quyết triệt để. Ông cho rằng, pháp lý vẫn là rào cản lớn nhất khiến hơn 1.136 dự án bất động sản trên cả nước bị đình trệ, gây đóng băng gần 3,5 tỷ USD và ảnh hưởng dây chuyền đến các ngành liên quan như vật liệu xây dựng, tiêu dùng, nội thất, điện tử… Trong khi đó, gói hỗ trợ tín dụng vẫn chưa có cơ chế giải ngân cụ thể, khiến các dòng vốn không thể đến được đúng nơi cần thiết.
Một vấn đề khác được chỉ ra là giá nhà tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Thị trường hiện gần như chỉ có sản phẩm cao cấp, trong khi nhà ở bình dân “biến mất”, còn nhà ở xã hội lại khan hiếm nghiêm trọng. Sự mất cân đối cung - cầu này đang khiến thị trường phát triển thiếu bền vững.
Mặc dù lãi suất vay mua nhà đã được giảm về mức thấp, nhưng do giá nhà quá cao, người có nhu cầu ở thực, đặc biệt là người thu nhập thấp vẫn không thể tiếp cận được nhà ở. Phần lớn người đi vay là người nghèo, thu nhập bấp bênh, nên việc trả góp một khoản vay khoảng 800 triệu đồng là vô cùng khó khăn.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực II chia sẻ rằng, tại TP.HCM, việc tìm được căn hộ khoảng 1 tỷ đồng là rất hiếm và dù có thì người vay vẫn cần vay ít nhất 800 triệu, gánh nặng trả nợ hàng tháng là quá lớn so với thu nhập thực tế.
Theo ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, thị trường bất động sản là thành phần cốt lõi của nền kinh tế. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng thiết kế lại thể chế tài chính và thể chế thị trường bất động sản để đảm bảo phát triển bền vững, minh bạch hơn. Câu hỏi “vốn từ đâu, cho ai vay” nên để thị trường quyết định theo cơ chế rõ ràng, thay vì chỉ chờ chính sách hỗ trợ.
Vấn đề then chốt được nhiều diễn giả phân tích tại Diễn đàn đó chính là việc giá nhà bị đẩy lên cao một cách phi lý. Chính vì thế, dù cho ngân hàng có hạ lãi suất hay áp dụng các chính sách hỗ trợ khác thì người dân cũng khó có thể tiếp cận nhà ở. Bởi với mức thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ của họ khó có thể đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức tín dụng.
Vì vậy, việc vay vốn đã khó nay càng khó hơn. Đây chính là nghịch lý trên thị trường, đến nay vẫn chưa có lời giải.


Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.
0