Cần đơn giản hóa thủ tục phát triển nhà ở xã hội

Dù đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm kêu gọi phát triển và xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tuy nhiên cho đến nay hiệu quả không được như mong muốn. Một thực tế là ở nhiều địa phương: nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu, điều này không phải xuất phát từ nhu cầu mà vướng ở chính sách.

Gắn bó với khu công nghiệp Đồng Văn 4 - tỉnh Hà Nam đã 5 năm, nhưng cả bằng đấy khoảng thời gian, chị Nguyễn Thị Loan - Khu Công nghiệp Đồng Văn 4tỉnh Hà Nam đều phải thuê trọ bên ngoài, bất tiện nhiều mặt. Vậy nên ngoài niềm vui có nhà mới thì chị còn lấy làm may mắn bởi mình làm ở đây và chủ đầu tư đã xây dựng khu nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.

Chị Loan phải thuê trọ bên ngoài, bất tiện nhiều mặt.

Chị Loan cho biết: "Bạn mình làm ở khu công nghiệp Đồng Văn 3. Ngay bên kia, phân cách nhau bởi một con đường. Muốn mua ở đây lắm nhưng không được vì không đủ điều kiện hồ sơ."

Với thiết kế hiện đại, hoàn chỉnh trong một không gian nhiều màu xanh, khu nhà ở do Tổng công ty Viglacera xây dựng nhằm mang lại không gian nghỉ ngơi, tiện ích cho người lao động. Các căn hộ có diện tích từ trên 26- 67m2; giá cho thuê từ 1,09 triệu đồng/tháng/căn; Và giá bán hơn 9,1triệu đồng/ m² (tương đương khoảng 240-610 triệu đồng/căn từ 1-3 phòng ngủ) được xem là khá hấp dẫn với người lao động. 

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, dự án có tổng diện tích hơn 15 ha, 11 tòa chung cư với hơn 2.000 căn hộ, đáp ứng cho khoảng hơn 9.000 người. Đến thời điểm này ngoài hai tòa đã đưa vào sử dụng, chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thành hai tòa khác, phấn đấu đưa vào khai thác trong quí I/2024. Việc xây dựng các giai đoạn khác của Dự án đang được tính toán bởi dù có quĩ đất sạch, nguồn vốn sẵn, qui hoạch đã được duyệt và nhu cầu người lao động khu vực này rất lớn-nhưng họ lại không đủ điều kiện để mua. Rào cản cơ chế đã khiến cho doanh nghiệp và người dân không gặp được nhau.

Đơn giản hóa thủ tục phát triển nhà ở xã hội

Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Công ty Đầu tư hạ tầng và Khu công nghiệp Viglacera chia sẻ: "Theo quy định, chỉ người làm tại khu Đồng Văn 4 mới được mua và đó là rào cản khiến nhiều công nhân ở các khu công nghiệp lân cận không thể tiếp cận được với sản phẩm. Chúng tôi đang đề nghị tỉnh Hà Nam mở rộng đối tượng người mua sẽ ở Cụm công nghiệp."

Đến năm 2030 xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là mục tiêu lớn mà chính phủ đặt ra và cho đến nay đang bị chậm về tiến độ. Nguyên nhân lớn là do cơ chế mà cơ chế ấy bao gồm nhiều thủ tục bị xem là “rối rắm”, “chồng chéo” khiến doanh nghiệp không mặn mà và người lao động chỉ biết đợi chờ. Hy vọng từ những cuộc họp, bàn, tìm giải pháp như thế này và có thể sự chờ đợi ấy sẽ không còn dài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.