Buổi sáng ở làng đậu Mơ

Giữa lòng Hà Nội náo nhiệt, làng đậu Mơ vẫn lưu giữ được hồn cốt của nghề truyền thống, không chỉ tạo ra những sản phẩm mang hương vị riêng biệt, mà còn là nơi truyền bí quyết giữ nghề từ đời này sang đời khác.

Từ 2 giờ sáng, những gia đình làm đậu phụ ở làng Mơ đã bắt đầu sáng đèn. Bao năm qua, dưới bàn tay của họ, những mẻ đậu phụ mang thương hiệu làng Mơ ra đời mỗi sáng sớm để kịp đến tay người tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày.

Anh Dương Đức Khánh (làng Mơ, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Đến đời tôi làm đậu phụ là đời thứ tư. Cứ 2 giờ sáng là tôi bắt đầu dậy và kết thúc buổi làm đậu lúc 11 giờ trưa. Đậu này đã trở thành truyền thống của làng rồi”.

Hiện giờ, tại làng đậu Mơ cũng không còn nhiều gia đình làm đậu nữa. Bởi vậy, những người trong gia đình anh Dương Đức Khánh luôn chân, luôn tay từ lúc bắt đầu cho đến khi những mẻ đậu phụ nóng hổi, tươi mới ra lò. Cứ mẻ đậu nào ra là lại có khách đến mua luôn.

Đậu phụ Mơ là một món ăn bình dân, được làm từ đậu tương. Miếng đậu mơ truyền thống thường có màu trắng ngà, hình chữ nhật. Các công đoạn hầu hết được làm thủ công.

Trải qua nhiều thế hệ, quy trình làm đậu Mơ tại làng Mai Động vẫn được nhiều gia đình làm nghề lưu giữ từ đời này qua đời khác, ít có sự thay đổi.

Ông Dương Văn Thành (làng Mơ, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) cho biết: “Chúng tôi làm quanh năm, trừ hôm nào bận mới nghỉ. Những người đến mua thường đến từ lúc 5 giờ 30 phút sáng, đến 10 giờ trưa là hết hàng”.

Theo bà Nguyễn Thị Oanh (phường Mai động, quận Hoàng Mai): “Đến hiện nay, mọi người vẫn làm đậu theo cách truyền thống của các cụ thời xưa. Ngày nào tôi cũng lấy đậu để mang ra chợ bán. Tầm 5 giờ sáng tôi ra lấy, mỗi ngày lấy 200-300 nghìn đồng tiền đậu rồi đem ra chợ bán lẻ”.

Hầu như ngày nào, từ sáng sớm, ông Mai Anh Tuấn (phường Mai động, quận Hoàng Mai) cũng sang mua đầu về cho gia đình. Ông chia sẻ: “Tôi mua ở đây lâu lắm rồi, thậm chí còn mua hộ cho hàng xóm. Đậu ở đây có những hôm để đến trưa mà không bị chảy nước. Vị của đậu cũng đậm, thơm hơn so với các hàng khác”.

Cách nhà ông Dương Văn Thành không xa, hai vợ chồng ông Nguyễn Đình Long cũng đang khẩn trường làm những mẻ đậu phụ cho kịp giờ khách đến mua. Ông Nguyễn Đình Long cho biết: “Nhà tôi làm đậu đã được 30 năm rồi. Chúng tôi bắt đầu làm từ 2 giờ sáng, lúc mệt thì nghỉ vì chỉ có hai vợ chồng làm”.

Không như nhiều sản phẩm làng nghề khác phải tìm chỗ đứng trong môi trường hiện đại, đậu phụ làng Mơ luôn đắt khách mỗi ngày mặc cho những người thợ làm không kịp trở tay.

Từ tờ mờ sáng đến giữa trưa, ngôi làng nhỏ không ngừng chuyển động trong mùi thơm bùi của đậu mới. Những đôi bàn tay thoăn thoắt ép khuôn, cắt đậu, giao hàng đi khắp các ngõ phố Hà Nội. Công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, nhưng không ai thấy mệt mỏi, bởi với họ, giữ lửa cho làng nghề không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là cách lưu giữ một phần ký ức của mảnh đất nghìn năm tuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.