TP. Hồ Chí Minh thiếu nguồn cung mới nhà ở giá rẻ
Bắt đầu lên kế hoạch mua nhà từ cuối năm ngoái. Khi đó chị Hoàng Thị Ngọc Ánh - Quận 7, TP.HCM chủ yếu tìm kiếm những căn hộ ở khu Đông TP.HCM nhưng do giá quá cao, chị buộc phải mở rộng phạm vi tìm kiếm. Sau 3 tháng tìm hiểu, chị vừa mới xuống tiền mua một căn hộ hai phòng ngủ với diện tích 53 m2 tại một dự án ở Dĩ An, Bình Dương.
Chị Ánh chia sẻ: "Với giai đoạn bây giờ ai cũng muốn không gian thật tiện ích, đẹp, sang trọng để mình tận hưởng cho bản thân, gia đình và đặc biệt số tiền vừa với khả năng tài chính của từng phân khúc khách hàng khoảng từ 2 tỷ- 2,5 tỷ rất là hợp lý".

Hiện mức giá trung bình đối với các dự án mới mở bán tại TP.HCM rơi vào khoảng 61 triệu đồng/m2. Trong khi 80% nhu cầu thị trường là nhà ở vừa túi tiền. Để thu hút được nhóm khách hàng này, các chủ đầu tư tìm kiếm quỹ đất giá rẻ tại vùng phụ cận TP.HCM để phát triển dự án. Điều này càng khiến cho TP.HCM thiếu các dự án mới và mức độ chênh lệch cung - cung cầu ngày càng rõ nét hơn.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM HoREA nhận định, trong thời gian vừa qua, thị trường BĐS cả nước nói chung và điển hình là tại TP.HCM phát triển chưa bền vững. Thể hiện ở kim tự tháp nhà ở TP.HCM thay vì khối đế là nhà ở vừa túi tiền, phần giữa của kim tự tháp là nhà ở trung cấp, còn nhà ở cao cấp là phần chóp của kim tự tháp. Nhưng hiện nay mô hình nhà ở TP.HCM điển hình cho cả nước lại bị lộn ngược đầu, nhà ở thương mại vừa túi tiền năm 2020 chỉ có khoảng 163 căn - chiếm 1% tổng số căn đưa ra thị trường.
Hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở mới dự kiến chỉ có hiệu lực từ năm 2025, tình hình thị trường vẫn chưa có nhiều sự khởi sắc đáng kể khiến các chủ đầu tư và người mua phải thận trọng chờ xem. Giá bán dự kiến sẽ có sự điều chỉnh nhưng phụ thuộc đáng kể vào diễn biến nguồn cung mới và tâm lý thị trường trong thời gian tới.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0