Người dân sống khổ vì dự án treo hàng chục năm

Dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương được Thành phố ban hành quyết định thu hồi đất từ năm 2023, nhưng đến nay vẫn không được triển khai, khiến cuộc sống của người dân thêm nhiều khổ cực.

Lô đất N14 và N15 đường Lê Văn Lương có tổng diện tích hơn 12.500m². Từ năm 2003, UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất để xây dựng hạ tầng hai bên đường. Năm 2016 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án công trình hỗn hợp, dịch vụ và nhà ở do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Louis làm chủ đầu tư. Tuy nhiên suốt hơn 20 năm qua, dự án vẫn chỉ tồn tại trên giấy, chưa có đơn vị nào thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai như bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Dự án cứ để treo kéo dài, còn cuộc sống của hàng trăm hộ dân thì khổ cực trăm bề.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Hoàng ở Tổ dân phố số 4 (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) đang sinh sống trên mảnh đất gần 500 m² do các cụ để lại. Nhưng do vướng dự án treo, nên hàng chục năm qua, gia đình ông Hoàng gồm nhiều thế hệ vẫn phải ở trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ, xây dựng đã ngót nghét nửa thế kỷ. Công trình xuống cấp trầm trọng, điều kiện ở chật chội, thậm chí mái ngói đã nhiều lần sập xuống nhưng vẫn không được cấp phép xây dựng lại. Các quyền về chia tách, cho tặng, chuyển nhượng đất đai cũng không thể thực hiện được.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng cho biết: "Cách đây 5 năm, chúng tôi có được nghe thông tin Thành phố chỉ đạo dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án này. Thế nhưng, từ đó đến nay, không biết dự án đã dừng hay chưa, còn người dân thì vẫn chưa được thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng đất theo qui định".

"Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi rất nhiều. Ba bốn thế hệ ở trong ngôi nhà chật hẹp, nhưng vì vướng dự án treo nên không được xây dựng. Chúng tôi mong các cấp, các ngành sớm giải quyết dứt điểm để dân được xây dựng nhà ở", ông Lai Viết Cường, một người dân sống trong khu vực dự án cho biết.

Trao đổi với phóng viên, người dân nơi đây cho biết rất thắc mắc vì Luật Đất đai đã qui định thời hạn xử lý dự án treo, dự án chậm triển khai. Vậy với dự án treo kéo dài như ở đây, liệu có phải dừng, hoặc thu hồi hay không?

Trước những thắc mắc của người dân, phóng viên Đài Hà Nội đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo UBND phường Trung Hòa để tìm hiểu rõ hơn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy), năm 2020, phường đã nhận được thông báo của UBND thành phố về việc chỉ đạo dừng chủ trương đầu tư dự án này. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chính quyền địa phương cũng chưa nhận được chỉ đạo nào về việc có tiếp tục dự hay không.

Như vậy, UBND thành phố đã có chỉ đạo dừng thực hiện dự án, đồng thời giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư (trước đây) và Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát quy hoạch, quá trình quản lý, sử dụng đất đai; đề xuất xử lý theo đúng qui định của pháp luật. Song, đến nay đã 5 năm trôi qua, vẫn chưa có bước chuyển biến nào trong việc xử lý. Đó là những vấn đề cần được làm rõ, để giải quyết dứt điểm tình trạng dự án treo kéo dài, tránh lãng phí nguồn lực đất đai và đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.