Lãi suất vay mua NƠXH cao, người dân khó tiếp cận

Người thu nhập thấp đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội (NƠXH), chủ yếu do mức lãi suất cho vay hiện tại vẫn còn cao so với khả năng chi trả.

Làm công nhân đã hơn 12 năm, chị Bùi Thị Tuyên (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) vẫn chưa dám mơ có một căn nhà cho riêng mình. Mức lương của chị hơn 7 triệu đồng/tháng, có cao hơn so với trước nhưng chỉ đủ sinh hoạt, trang trải cuộc sống. “Mức lương hiện tại của mình để trang trải cho đời sống quá ít, nên mình chưa dám nghĩ đến mua nhà", chị Tuyên chia sẻ.

Nhà ở xã hội là chính sách nhân văn giúp những người thu nhập thấp như chị Tuyên có cơ hội được sở hữu nhà. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển một triệu căn hộ nhà ở xã hội, Nhà nước cũng triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, sau tăng lên 145 nghìn tỷ đồng, để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Tuy nhiên, một rào cản hiện nay là lãi suất của gói này vẫn ở mức cao. Đặc biệt, khi hết thời gian ưu đãi, nỗi lo lãi suất thả nổi cũng là gánh nặng khiến cho người dân chưa tiếp cận gói tín dụng này.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư VCN, cho biết: “Người dân mua NƠXH thường có kinh tế khó khăn nên mong muốn của họ là lãi suất ưu đãi thấp, khoảng dưới 5% và kéo dài 15-20 năm, vì những sản phẩm nhà ở xã hội đều có nhà hết, sản phẩm đảm bảo nên vấn đề vốn cho người mua rất quan trọng và thiết thực”.

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đó là đối tượng mà chúng ta hướng tới vay mua nhà với mức lãi suất thấp về cơ bản là họ rất khó có thể là trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, bởi thu nhập của họ là cực kỳ hạn chế. Do đó, việc họ lo ngại tiếp cận với các nguồn vốn này cho tôi cho rằng là bình thường”.

Gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng chưa phát huy được hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có thêm các giải pháp khác để giúp người dân có thêm nhiều ưu đãi khi vay mua nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị: “Chúng tôi đề nghị giữ lại mức lãi suất 4,8% tới 5% mà Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã quyết định trong năm 2023. Còn đối với chủ đầu tư thì nhân lên 1,2 lần mức lãi suất thì như vậy nó hợp lý”.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế cho biết: “Chúng tôi cũng đã kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thể rà soát lại lãi suất cho vay người nghèo. Bởi vì lãi suất này đã được áp dụng từ năm 2015 đến hiện nay, đâu đó đã gọi là lạc hậu. Thời điểm đó lãi suất ở mức độ là cao hơn so với bây giờ. Và khi chúng ta rà soát lại, giả sử lãi suất cho với người nghèo đó xuống khoảng 5% thì cho vay nhà ở xã hội cũng sẽ được mức là 5%”.

Mới đây, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã đưa ra đề xuất các địa phương chủ động hỗ trợ vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Theo đó, người dân được vay mua nhà với lãi suất dưới 4%/năm trong thời hạn trả nợ 23 - 25 năm, đi kèm mô hình trả góp dài hạn để giảm áp lực tài chính. Với mức lãi suất như vậy, người dân sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với giấc mơ an cư của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều giải pháp hỗ trợ Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đã được đưa ra tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

"Giấc mơ" nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp vẫn còn là điều xa vời do rào cản về giá, thủ tục và điều kiện vay vốn.

Địa bàn phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) đang tồn tại 8 sân bóng trái phép trên đất nông nghiệp.

Nhiều ý kiến của người lao động đề xuất thành phố xem xét, kiến nghị điều chỉnh điều kiện về mua nhà ở xã hội cho công nhân tại Hội nghị đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính để việc cấp phép cho các dự án nhà ở xã hội được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.

Người thu nhập thấp đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội (NƠXH), chủ yếu do mức lãi suất cho vay hiện tại vẫn còn cao so với khả năng chi trả.