Cụm công nghiệp chưa thể khởi công vì chậm GPMB

Cụm công nghiệp Dương Liễu giai đoạn 2 vẫn chưa thể khởi công, người dân làng nghề phải sản xuất trong không gian chật hẹp và mất an toàn.

Gia đình bà Đỗ Xuân Tân ở xóm Minh Hòa 4, xã Minh Khai làm nghề miến dong truyền thống. Không có nhà xưởng riêng nên mọi công đoạn sản xuất đều phải thực hiện ngay trong khoảng sân chật hẹp của gia đình.

“Nhà tôi chỉ có 200m, mong muốn được ra cụm công nghiệp. Trước giờ sản xuất 5-6 tạ, ra cụm công nghiệp nâng sản lượng lên 1-2 tấn”, bà Tân cho hay.

Ông Phí Văn Luận (Minh Khai, Hoài Đức) cho biết: "Người dân Minh Khai chúng tôi có ngành nghề lâu đời rồi, làm miến khô và bánh kẹo, mong muốn có cụm công nghiệp làng nghề của xã để bà con có nơi sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm".

Trên địa bàn hiện đã có cụm công nghiệp Dương Liễu giai đoạn 1 đi vào vận hành được hơn 10 năm, dù đã lấp đầy các hộ và doanh nghiệp sản xuất nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Để tiếp tục di dời hàng nghìn hộ sản xuất tại các làng nghề thuộc các xã: Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế… ra khỏi khu dân cư, ngày 15/6/2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Dương Liễu giai đoạn 2 rộng hơn 18ha tại xã Minh Khai, giao cho Công ty Cổ phần tập đoàn Minh Dương làm chủ đầu tư. Tuy nhiên đã 5 năm trôi qua, cụm công nghiệp này vẫn chưa thể khởi công. Yếu tố quyết định là công tác giải phóng mặt bằng hiện mới chỉ đạt khoảng 30%.

Ông Ngô Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương cho biết: "Việc này gây lãng phí nguồn lực cho Nhà nước, chậm thu thuế của các nhà đầu tư tư pháp. Thứ hai là tiền giải phóng mặt bằng của chúng tôi cũng treo, chưa chi trả cho người dân. Quan trọng nhất là tâm lý của nhà đầu tư vẫn rất hoang mang. Tôi rất mong UBND huyện Hoài Đức cố gắng tập trung mọi nguồn lực để giải phóng mặt bằng dự án".

Theo ông Đỗ Xuân Đáng – Chủ tịch UBND xã Minh Khai – huyện Hoài Đức, UBND xã đã có kế hoạch tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của cụm công nghiệp đối với địa phương và đồng thuận bàn giao mặt bằng.

Đáng nói, cùng ký quyết định thành lập năm 2020, nhưng cụm công nghiệp Liên Hiệp giai đoạn 2, Tam Hiệp tại huyện Phúc Thọ đã gần hoàn thiện và đang chờ thành phố phê duyệt giá là đủ điều kiện đón nhà đầu tư, doanh nghiệp vào sản xuất. Bên cạnh đó, ở hàng chục cụm công nghiệp khác tại các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Đông Anh,… công tác giải phóng mặt bằng đã được các địa phương quyết liệt triển khai để khởi công từ đầu năm 2024.

Theo Quyết định số 33 của UBND thành phố Hà Nội, nếu cụm công nghiệp chậm triển khai 12 tháng so với tiến độ tại quyết định thành lập mà không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư thì sẽ bị xem xét thu hồi dự án và quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác. Tuy nhiên, việc cụm công nghiệp chậm triển khai do chính quyền chậm giải phóng mặt bằng thì chưa có chế tài xử lý rõ ràng. Bất cập này nếu không được giải quyết sẽ gây khó cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Giấc mơ" nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp vẫn còn là điều xa vời do rào cản về giá, thủ tục và điều kiện vay vốn.

Địa bàn phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) đang tồn tại 8 sân bóng trái phép trên đất nông nghiệp.

Nhiều ý kiến của người lao động đề xuất thành phố xem xét, kiến nghị điều chỉnh điều kiện về mua nhà ở xã hội cho công nhân tại Hội nghị đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính để việc cấp phép cho các dự án nhà ở xã hội được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.

Người thu nhập thấp đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội (NƠXH), chủ yếu do mức lãi suất cho vay hiện tại vẫn còn cao so với khả năng chi trả.

Sổ hồng điện tử là cần thiết trong bối cảnh đất nước hòa nhập với thế giới số và công nghệ hiện đại.