Khơi thông dự án nhờ gỡ vướng quyền sử dụng đất
Dự án Nam Khang Residence trên địa bàn quận 9 (TP. Hồ Chí Minh) vì thiếu yếu tố đất ở, không đủ điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư nên đã nằm “bất động” nhiều năm. Tương tự, dự án Khu đô thị An Phú tại TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) cũng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, vì không đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc đất theo quy định.
Đây là hai trong số rất nhiều dự án đang gặp phải tình trạng “treo” với lý do tương tự. Doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn khi dự án không được triển khai. Thậm chí, doanh nghiệp này đã phải bỏ hai dự án lớn sau nhiều năm theo đuổi chỉ vì không có đất ở.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Công ty CP BĐS toàn cầu (GP.INVEST) cho biết: "Theo Nghị định 30 và theo Luật Đất đai quy định, phải có ít nhất 1m2 đất mới được chuyền đổi đất thành đất ở. Tuy nhiên, điều này bất hợp lý bởi vì là đất nhà máy, đất kho công nghiệp làm sao có đất ở trong đó. Cho nên, những dự án này mặc dù là quy hoạch cho phép là chuyển đổi quy hoạch là sử dụng là đất ở nhưng với quyết định và theo cơ chế của chúng ta như vậy họ không được làm và những dự án ấy đang dậm chân tại chỗ".
Bà Giang Huỳnh, Chuyên gia BĐS Savills Việt Nam cho hay: "Các chủ đầu tư gặp khó khăn rất nhiều khi phê duyệt dự án, khi đang chạy dự án nhưng vướng một số pháp lý làm cho chủ đầu tư không thể nào ra được hàng mới dẫn đến việc nguồn cung mới cũng sẽ hạn chế".
Thực tế cho thấy, Luật Đất đai 2024 vẫn hạn chế việc triển khai dự án nhà ở thương mại trên đất không phải là đất ở. Điều này khiến việc tiếp cận đất ở cho doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn khi phần lớn các dự án bất động sản mới và quy mô lớn thường được thực hiện trên diện tích đất không phải là đất ở. Để Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/4 tới, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ ngành khẩn trương xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành.
Những nội dung chính bao gồm: lập, thông qua và công bố danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm; việc thực hiện dự án thí điểm của tổ chức kinh doanh bất động sản đối với trường hợp thực hiện dự án trên đất quốc phòng, đất an ninh; thực hiện thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thủ tục về đầu tư, xây dựng và các thủ tục có liên quan để thực hiện dự án; thủ tục đất đai để thực hiện dự án thí điểm.
Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội chia sẻ: "Đánh giá rõ hơn thực trạng hiện nay, các dự án nhà ở thương mại đang vướng mắc là đúng. Chúng ta cần ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai".
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171 sẽ phải ban hành càng sớm càng tốt để giải quyết khó khăn, điểm nghẽn của các dự án nhà ở thương mại và thị trường bất động sản. Dự tính trên địa bàn Hà Nội, việc áp dụng Nghị quyết 171/2024 sẽ gỡ được nút thắt cho khoảng 281 dự án với tổng diện tích gần 2.200 ha và hơn 3,15 triệu mét vuông sàn nhà ở.


Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.
0