Khó khăn tại phường đông dân nhất Thủ đô sau sắp xếp

Trong số 126 phường, xã của Hà Nội sau sắp xếp, có một đơn vị mang tên Hồng Hà - hình thành từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành, sẽ là khu vực có dân số đông nhất với khoảng 126.000.

Với đặc thù của khu vực ngoài bãi, phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do vướng quy hoạch.

Cỏ dại um tùm, rác thải ngổn ngang và cả những công trình tạm vẫn đang lấn chiếm... Dù chính quyền liên tục giám sát và xử lý nhưng khu vực ngoài bãi sông Hồng trên địa bàn phường vẫn nhếch nhác.

Sinh ra và lớn lên ở đây, khi lựa chọn đồng ý với việc sắp xếp phường Chương Dương trở thành một phần của phường Hồng Hà, ông Nguyễn Thanh Tân mong muốn nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị ven sông đáng sống.

Ông Nguyễn Thanh Tân (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Tôi rất mong muốn Thành phố, Nhà nước có giải pháp kè bờ sông này, dọn dẹp sạch sẽ để người dân ở đây có thể tận hưởng không khí của thiên nhiên".

Trường THCS Phúc Xá là ngôi trường cấp 2 duy nhất trên địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình). Mỗi lớp học của trường hiện có sĩ số chưa đến 30 học sinh, bởi cơ sở vật chất của nhà trường không được đầu tư nên phụ huynh không yên tâm gửi con vào đây. Đây là ngôi trường hiện đang có nhiều "không" nhất trong khu vực nội đô với: không có phòng chức năng, không có phòng hiệu bộ, không có sân chơi...

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Xá (quận Ba Đình) cho biết: "Phụ huynh học sinh muốn con có thể học cả ngày ở trường vì họ không có điều kiện cũng như thời gian để các cháu có thể ăn buổi trưa, nên đó cũng là một rào cản lớn trong tuyển sinh của nhà trường".

Được xây dựng từ năm 1991 nhưng theo Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016 (gọi tắt là quyết định 257), địa bàn phường Phúc Xá không nằm trong danh mục các khu dân cư cần di dời và cũng không nằm trong danh mục các khu dân cư tập trung hiện có được phép tồn tại, bảo vệ. Do đó việc cải tạo trường THCS Phúc Xá phải đảm bảo giữ nguyên mặt bằng công trình hiện có. Điều này ảnh hưởng tới việc học tập của con em trên địa bàn.

Ông Trần Văn Hoan (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết: "Gần 40 năm tôi về đây, nhưng từ đó tới nay, tôi chưa thấy trường cấp 2 với mẫu giáo ở đây được mở rộng thêm, vẫn y như vậy".

Phường Phúc Xá nằm hoàn toàn ngoài đê sông Hồng với 22.000 nhân khẩu. Địa bàn này có 1,4 km chiều dài tiếp giáp với chiều dài bờ vở sông Hồng, riêng khu vực bãi giữa 1,3km² nhưng lại không tiếp giáp liền thổ với phường. Do đó, địa phương này cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý điều hành.

Khi được sắp xếp trở thành một phần của phường Hồng Hà, người dân mong muốn có cơ chế đặc thù để phát huy được tiềm năng của khu vực này, đặc biệt là khai thác được giá trị cảnh quan cây xanh, mặt nước mà địa thế tự nhiên của dòng sông Hồng mang lại.

Bà Nguyễn Hải Hoa, Bí thư Đảng ủy phường Phúc Xá (quận Ba Đình) bày tỏ: "Hy vọng sau khi sáp nhập, phường Phúc Xá sẽ mở rộng được mạng lưới giao thông, đặc biệt là cải thiện được vệ sinh môi trường và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân địa bàn".

Phường Hồng Hà dự kiến hình thành mới từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành. Phường có địa giới kéo dài từ cầu Nhật Tân qua cầu Vĩnh Tuy với diện tích trên 16,61 km².

Phường gồm toàn bộ diện tích và dân số các phường: Chương Dương, Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), Phúc Xá (quận Ba Đình); một phần diện tích và dân số của các phường: Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ (quận Tây Hồ), Bạch Đằng, Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng), Phú Thượng, Quảng An (quận Tây Hồ), Ngọc Thụy, Bồ Đề (quận Long Biên).

Sau sắp xếp phường Hồng Hà có dân số khoảng 126.000 người - nhiều nhất trong 126 đơn vị hành chính cơ sở của Thủ đô. Do nằm ngoài đê sông Hồng nên khu vực này gặp nhiều khó khăn trong trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Nhiều người dân mong muốn, khi trở thành phường Hồng Hà trong tương lai - nơi đây sẽ có những cơ chế đặc thù để tận dụng được vị trí địa lý mà sông Hồng mang lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong số 126 phường, xã của Hà Nội sau sắp xếp, có một đơn vị mang tên Hồng Hà - hình thành từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành, sẽ là khu vực có dân số đông nhất với khoảng 126.000.

Sáng 30/4, hàng triệu người dân đã cùng đổ về các tuyến đường trung tâm để chứng kiến Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ là dịp để tôn vinh lịch sử, buổi lễ còn là minh chứng sống động cho tình cảm quân dân gắn bó keo sơn.

Trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có những người từng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và những cựu binh Mỹ đến thăm nước ta. Và ông John Terzano là một trong những cựu binh đặc biệt đến Việt Nam trong dịp trọng đại này.

Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hãng thông tấn và tờ báo lớn trên thế giới đã có những bài viết, video, bình luận sâu sắc về ý nghĩa lịch sử trọng đại này, đồng thời ghi nhận những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được sau nửa thế kỷ nỗ lực không ngừng, mở ra kỳ vọng mới cho chặng đường phát triển sắp tới.

Trong ngày này của 50 năm về trước, người dân Hà Nội đã vỡ òa cảm xúc khi nghe tin chiến thắng báo về từ miền Nam. Họ đổ ra đường phố ăn mừng ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải với nụ cười rạng rỡ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có gần 30 sự kiện văn hóa, nghệ thuật diễn ra ở các địa điểm du lịch và nhiều khu vực trên địa bàn thành phố.