Một dải non sông, một niềm tin chiến thắng
Người ra chiến trường
Trước khi tiếng súng ngừng vang, đã có những trận đánh làm nên bước ngoặt lịch sử. Chiến dịch Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột là điểm đột phá, không chỉ mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà còn định hình con đường đi tới hòa bình, thống nhất đất nước.
Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975 được xem là một trong những chiến dịch quân sự mẫu mực, một đòn "điểm huyệt" chiến lược, mở đầu cho giai đoạn thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đúng với tinh thần “táo bạo, táo bạo hơn nữa”, chiến thắng bất ngờ và nhanh chóng ở Buôn Ma Thuột đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân địch. Thắng lợi ở Tây Nguyên đã làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ có một không hai để quân ta tiến hành các chiến dịch tiếp theo với khí thế và lực lượng được tăng cường. Bộ Chính trị đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, hạ quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
Chiến thắng Tây Nguyên lúc bấy giờ đã củng cố niềm tin và quyết tâm vào chiến thắng sau cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Từ những bước chân thần tốc ở Buôn Ma Thuột, tới những ngày băng qua đường số 7 ngập tràn khí thế, các chiến sĩ Giải phóng đã viết nên những trang sử rực rỡ của dân tộc. Và rồi, mùa xuân năm ấy, tiếng reo hò chiến thắng đã vang lên trên từng con phố Sài Gòn - ngày 30/4/1975 lịch sử, đất nước hoàn toàn độc lập, non sông liền một dải.
Chiến dịch Tây Nguyên không chỉ khép lại bằng chiến thắng, mà còn mở ra một chân trời mới - nơi những giấc mơ hòa bình, hạnh phúc, sum vầy trở thành hiện thực
Người ở hậu phương
50 năm đã trôi qua, nhưng mỗi lần lật giở từng bản tin, tư liệu cũ về ngày 30/4/1975, nhà báo Trần Đức Nuôi, người biên tập bản tin chiến thắng đầu tiên, vẫn không giấu được niềm xúc động xen lẫn bồi hồi.
"Tôi được anh Trưởng phòng Thời sự giao cho chấp bút cùng với mấy anh chị em trong phòng. Tôi ngồi vào bàn máy đánh chữ và mỗi người chúng tôi tìm ra mĩ từ hay nhất để làm cho bản tin tuyệt vời, vẻ vang... Nhưng cuối cùng tôi không thể đưa hết các từ đó vào bản tin. Khi chiến thắng như vậy, cảm xúc vỡ oà như vậy thì không từ nào miêu tả hết được. Tốt nhất là miêu tả đúng sự thật", nguyên Trưởng Ban thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam nói.
Bản tin lịch sử ấy không chỉ là sự kiện thông tin đơn thuần mà còn là khúc khải hoàn ca vang vọng, lan tỏa niềm vui và tự hào đến triệu triệu trái tim người Việt Nam, khẳng định một trang sử mới đã mở ra cho đất nước.
Đánh giặc trên mặt trận tư tưởng là cuộc chiến không tiếng súng nhưng gay go không kém. Làm sao để mỗi bản tin không chỉ chính xác mà còn khơi gợi lòng yêu nước, niềm tin tất thắng - đó là thử thách lớn nhất mà những người chiến sĩ cầm bút như ông Nuôi phải đối mặt từng ngày.
Khi tin toàn thắng vang khắp phố phường, Thủ đô như vỡ òa trong cảm xúc, từng dòng người cuồn cuộn đổ về bờ Hồ, cờ hoa rợp trời. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, những người làm công tác trên mặt trận tư tưởng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Với nhà báo Trần Đức Nuôi, được góp phần vào chiến thắng ấy - dù chỉ qua những dòng tin, là niềm tự hào lớn nhất của cuộc đời mình.
50 năm một niềm vui thống nhất
Nhập ngũ từ năm 1965, từng có gần 10 năm chiến đấu tại chiến trường miền Nam, nên sáng nay (30/4), ông Phan Sáu (quận Đống Đa) dậy thật sớm, gác lại mọi công việc thường nhật để không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đôi mắt ông rưng rưng xúc động khi dõi theo những đội hình trực thăng, tiêm kích lướt qua bầu trời - bầu trời của hòa bình mà ông và bao đồng đội năm xưa đã phải đánh đổi bằng cả tuổi thanh xuân.
Ông Phan Sáu (Đống Đa) chia sẻ: “Xem Lễ diễu binh, diễu hành kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi rất xúc động, càng nghĩ về giá trị của hòa bình. Để có ngày hôm nay, biết bao đồng bào, đồng chí, đồng đội, ngay cả đồng đội của tôi, mấy chục anh em cùng nhập ngũ nhưng giờ chỉ còn mấy người thôi. Để từ đó, chúng ta thấy được giá trị của hòa bình như thế nào”.
Dù không trực tiếp vào TP. HCM, tại Thủ đô Hà Nội, nhiều cựu chiến binh vẫn cảm nhận trọn vẹn khí thế hào hùng của dân tộc. 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về ngày thống nhất chưa bao giờ phai.
Ông Bùi Văn Hiện (Đống Đa) cho hay: “Sáng nay, vợ tôi vẫn còn nhắc lại là ngày này, vợ chồng tôi đang đứng ở 14C Phố Lý Nam Đế để chứng kiến đài phát thanh nói: 'Miền Nam ta đã được giải phóng'. Chúng tôi rất phấn chấn, lắng nghe từng giây, từng phút một, rất phấn khởi”.
Với thế hệ trẻ hôm nay, 50 năm thống nhất non sông không chỉ là dấu mốc lịch sử thiêng liêng, mà còn là dịp để hun đúc lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và khắc sâu trong tim sự biết ơn đối với những thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do.
"Tôi rất tự hào vì là công dân Việt Nam và có được may mắn trải qua một lễ kỉ niệm rất quan trọng. Bản thân tôi phải lao động, nỗ lực xây dựng đất nước; đồng thời dạy con, giáo dục con để biết về lịch sử đất nước", chị Vũ Minh Hằng (Hoàn Kiếm) nói với niềm tự hào.


Trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có những người từng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và những cựu binh Mỹ đến thăm nước ta. Và ông John Terzano là một trong những cựu binh đặc biệt đến Việt Nam trong dịp trọng đại này.
Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hãng thông tấn và tờ báo lớn trên thế giới đã có những bài viết, video, bình luận sâu sắc về ý nghĩa lịch sử trọng đại này, đồng thời ghi nhận những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được sau nửa thế kỷ nỗ lực không ngừng, mở ra kỳ vọng mới cho chặng đường phát triển sắp tới.
Trong ngày này của 50 năm về trước, người dân Hà Nội đã vỡ òa cảm xúc khi nghe tin chiến thắng báo về từ miền Nam. Họ đổ ra đường phố ăn mừng ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải với nụ cười rạng rỡ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có gần 30 sự kiện văn hóa, nghệ thuật diễn ra ở các địa điểm du lịch và nhiều khu vực trên địa bàn thành phố.
Các bến xe của Hà Nội ngày 30/4 tiếp tục ghi nhận lượng khách dồn về tăng cao đột biến, các đơn vị và doanh nghiệp vận tải đã ứng trực, đảm bảo phương tiện phục vụ.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông trên đường bộ.
0