Trót 'lướt sóng' bất động sản giá cao ngất, giờ xoay đủ cách để thoát hàng

Giữa cơn sốt đất, không ít người đánh quả liều "lướt sóng" kiếm lời, nhưng hiện giờ không khác gì ôm bom nổ chậm, dù tìm mọi cách vẫn khó thoát hàng.

Không ít nhà đầu tư chia sẻ, họ đang ôm cả đống nợ chứ không phải ôm đất nữa. Khi cơn mộng làm giàu đã qua, họ tìm cách thoát hàng nhưng không kịp.

Từ đổi đời nhờ đất...

Tháng 8/2020 chị Phùng Thị Hoa (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) mua mảnh đất mặt tiền quốc lộ 21B, diện tích 140 m2, với giá 6,2 triệu đồng/m2. Tổng số tiền mà chị Hoa phải thanh toán thời điểm đó là 900 triệu đồng, trong đó 550 triệu vay ngân hàng.

Sau đó không lâu, cơn sốt đất bỗng tràn qua địa phương, khiến giá nhà, đất tăng chóng mặt. Nắm bắt được điều này, chị Hoa tranh thủ rao bán đất. Giữa tháng 5/2021, mảnh đất của chị được một nhà đầu tư trả 3,2 tỉ đồng. Chưa đầy 8 tháng mua đất, bỗng dưng chị có cơ hội sở hữu số tiền lớn, trừ cả gốc 900 triệu đồng và lãi suất ngân hàng hơn 57 triệu đồng, chị Hoa lãi khoảng hơn 2 tỷ đồng.

Kkhi đã có lãi rồi thì ít người thoát khỏi cơn say làm giàu. Chị Hoa không chỉ dừng lại ở việc mua một mảnh đất mới mà còn vay thêm để "găm" một số mảnh đất của người quen - những người cũng bán đất mong đổi đời như chị - với ý định tranh thủ "lướt sóng" thị trường bất động sản kiếm lời. Chị Hoa đã từng nghĩ, cơ hội đổi đời của chị đã tới.

Nhiều nhà đầu tư mắc kẹt vì không thể bán được đất với giá cao, khi cơn sốt qua đi. (Ảnh minh họa)

Cũng "đánh đu" theo thị trường bất động sản là anh Nguyễn Văn Nhất, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Anh Nhất kể, sau một thời gian ở thuê và tích cóp, năm 2016 vợ chồng anh mua được mảnh đất diện tích 200m2 ở thôn Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội giá 8 triệu đồng/m2. Trong thời gian đang gom tiền để xây nhà, cuối năm 2019, anh Nhất được một nhà đầu tư đến hỏi mua 1/2 mảnh đất với giá 14 triệu đồng/m2. Với mức giá này, cứ 1 m2, anh Nhất lãi 6 triệu đồng.

“Vì mảnh đất rộng, bán đi có lãi gần một nửa, lại đang cần tiền xây nhà, vậy là gia đình tôi làm thủ tục tách thửa bán để lấy tiền xây nhà”, anh Nhất nói.

Trên đà thắng lợi, cuối năm 2020, anh Nhất tìm mua được mảnh đất rộng 180m ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ với giá 7 triệu đồng/m2. Sau hơn 3 tháng hoàn thiện sang tên, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục, giữa năm 2021, mảnh đất của anh Nhất đã được một nhà đầu tư mua lại với giá 12 triệu đồng/m2. Anh Nhất vì thế tiếp tục đổ tiền vào đất.

... đến ôm nợ vì đất

Tuy nhiên, chị Hoa, anh Nhất không nghĩ rằng, cơn mộng đổi đời của anh chị lại tắt sớm. Chia sẻ với VTC News khi cơn sốt qua đi, anh chị kể, những mảnh đất được "găm" từ trước giờ vẫn còn đó, chưa bán được. Nhưng đáng ngại hơn cả là nó không còn đắt như trước nữa, thậm chí giá còn thấp hơn rất nhiều so với thời điểm anh chị quyết mua giữa cơn sốt xình xịch. Không bán được đất, không những chưa làm giàu được mà anh Nhất và chị Hoa còn phải lo khoản nợ đang phình to hàng ngày. Trong khi chị Hoa vẫn chưa tìm được cách nào trả bớt nợ thì anh Nhất đã phải bán xe và tạm thế chấp nhà đang ở để trả trước những khoản vay "nóng".

Vốn là người nhạy bén với thị trường, cuối năm 2020, anh Trưởng nhanh chóng nhượng lại chuỗi nhà hàng và thương hiệu, thu về hơn 6 tỷ đồng và xoay sang kinh doanh bất động sản. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường ở Đông Anh và Thanh Trì, nơi rất có tiềm năng vì đang được quy hoạch lên quận trong những năm tới, anh Trưởng tìm được 2 lô đất, trong đó lô ở thị trấn Đông Anh (Đông Anh) rộng 88m2 giáp đường Lê Hữu Tựu, giá 35 triệu đồng/m2 và lô đất đấu giá tại xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) rộng 85m2, giá 120 triệu đồng/m2. Tháng 8/2021, anh Trưởng đã mạnh tay đầu tư 2 lô đất này với hơn 13 tỷ đồng.

Ngoài tiền vốn, anh Trưởng vay ngân hàng gần 5 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ đẩy nhanh để thu hồi vốn, chuyển đổi mảnh khác. Thế nhưng, sau một thời gian, kỳ vọng của anh Trưởng về giá bán lô ít thì lãi 5-700 triệu, lô nhiều 2 tỷ đồng không đạt, vì nhiều tháng rao bán, tuy người gọi điện hỏi thì nhiều nhưng chủ yếu là môi giới, còn số người hỏi mua thật chỉ đếm trên đầu ngón tay, khi nói đến giá bán họ một đi không trở lại.

“Tôi quyết đầu tư vào thời điểm đang sốt để kỳ vọng đẩy nhanh, thu được một khoản lời, để tiếp tục đầu tư. Nhưng có lẽ đã nhầm, vì giá đất lúc tôi vào vốn đã quá cao, nay đẩy lên nữa chắc chắn khó có người mua. Vốn thì đang chôn vào đất, lãi thì vẫn phải trả ngân hàng. Đất có đó nhưng muốn đẩy đi cũng khó. Nếu không bán nhanh trong vài tháng tới, tôi sẽ phải hạ giá để trả lãi ngân hàng. Nguy cơ lỗ tiền tỷ từ đất đã hiện hữu”, anh Trưởng nói.

Thực tế cho thấy, sau thời gian giá đất tăng nóng 30 - 50% ở các địa phương, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại và giới đầu tư đã trót ôm vào rất chật vật thoát hàng. Nhiều người thậm chí đã kéo giá xuống với hy vọng giữ hòa vốn nhưng cũng không thể đẩy hàng đi, đành chấp nhận vừa chờ thị trường ấm lên, vừa lo kiếm tiền trả nợ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ đã hoàn tất thủ tục để tổ chức phiên đấu giá quyền thuê 8 thửa đất nông nghiệp công ích trên địa bàn xã Hà Nam, với tổng diện tích 102.000m².

64 thửa đất tại hai huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức (TP. Hà Nội) sẽ được đưa ra đấu giá cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vào ngày 19/4/2025.

Công tác định giá đất hiện tại vẫn gặp khó khăn do việc thu thập thông tin có nhiều rào cản, thị trường cũng chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch.

Mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền cũng như giá rao bán đất tại các tỉnh phía Bắc cao hơn đáng kể trong quý I/2025 nhưng giao dịch thành công lại khá thấp, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Huyện Mê Linh và Ứng hòa vừa tổ chức đấu giá thành công hơn 100 thửa đất với giá trúng cao nhất là hơn 55 triệu đồng/m2.

Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, giúp gia tăng nguồn lực đất đai cho phát triển nhà ở.