Lãng phí tài nguyên đất ở Nhơn Trạch
Dù được xây dựng bài bản, quy mô và được cho là cao cấp với nhiều tiện ích đi kèm, nhưng dự án nhà ở cao cấp tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã nhiều năm qua bị bỏ hoang không người ở. Do cỏ mọc um tùm, nhiều cư dân sống trong khu vực đã tận dụng để chăn thả gia súc.
Em Châu Nhật Tâm (Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho biết: “Em thấy đất ở hoang vắng, nên tranh thủ thả bò cho ăn cỏ ở đây, một phần cũng gần nhà, phần cũng đỡ tốn tiền mua rơm. Em thấy ngoài này không ai ở, phía xa xa bên trong mới có người ở”.
Còn chị Nguyễn Thị Lan (Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho hay: “Khu nhà bên kia là trên 17 tỷ đồng/căn, còn khu bên này trên 13 tỷ đồng. Hiện nay bên thi công - Công ty Hoà Bình họ chưa bàn giao nên không có cư dân nào vào ở”.
Tại huyện Nhơn Trạch có hàng chục dự án, trong đó các dự án như Swan bay, Eco Village, khu Nam Long,… cùng nhiều khu dự án khác đã được quy hoạch từ hàng chục năm trước với diện tích hàng ngàn hecta. Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ người dân được ở thật sự trong các dự án này chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Điển hình như khu đô thị mới Nhơn Trạch, dù được quy hoạch từ năm 1996 với 41.000ha, dân số dự kiến 500.000 người vào năm 2020. Nhưng sau gần 30 năm, dân số chỉ đạt 100.000 người. Còn tại khu Swan Bay, hàng trăm căn biệt thự trị giá 8-15 tỷ đồng, hoặc có những khu gần 30 tỷ đồng mỗi căn, cũng đứng im lìm, vắng thưa người ở.
Theo nhiều chuyên gia, hơn 70% quỹ đất tại các dự án lớn này đều nằm trong tay nhà đầu tư thứ cấp, không phải người dân địa phương. Họ giữ đất chờ giá tăng, bất chấp tình trạng hoang hóa.
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Duy Thành nhận định: “Đầu tiên phải xác định khả năng kết nối giao thông không được tốt, nhu cầu kết nối về hạ tầng xã hội không được tốt. Khi hình thành khu đô thị tại khu vực được quy hoạch nhất định nhưng yếu tố về dân số còn ít thì người đâu sẽ về ở. Sẽ không có nhu cầu ở thực tại các khu này, mà chỉ có nhu cầu về đầu tư, đầu cơ, mua để dành đất, dành phần. Tại các khu đô thị, nhiều nhà đầu tư mua để đón sóng bất động sản và mua để sinh lời, nhu cầu ở thực không có dẫn đến việc bỏ hoang rất lớn”.
Trong khi hàng ngàn người lao động tại Nhơn Trạch vẫn chật vật tìm một chỗ ở ổn định, thậm chí phải thuê nhà trọ chật chội, thì những khu đô thị hoành tráng như Swan Bay, Eco Village hay Nam Long lại bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Sự đối lập này không chỉ phơi bày nghịch lý của thị trường bất động sản, mà còn là minh chứng cho sự lãng phí tài nguyên đất, nguồn lực quý giá đang bị bỏ quên giữa những cơn sốt ảo và cuộc chơi của những kẻ trục lợi.


Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
UBND quận Nam Từ Liêm vừa thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình tại phường Mễ Trì để phục vụ xây dựng công viên giải trí, trường học và các dự án thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ.
Quyết định số 61 của UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra những quy định cụ thể để xử lý các thửa đất không đủ điều kiện tồn tại, qua đó ngăn chặn nhà siêu mỏng, siêu méo.
0