Thu phí vỉa hè thế nào để đạt hiệu quả? | Hà Nội tin mỗi chiều
Thu phí vỉa hè thế nào để đạt hiệu quả?
Hè phố là không gian đi bộ, nhưng lâu nay đang bị chiếm dụng để phục vụ kinh doanh, buôn bán cùng mọi thứ hoạt động khác. Để cải thiện tình trạng này, dự kiến vào tháng 1/2024, Hà Nội sẽ xem xét đề án quản lý lòng đường, vỉa hè các tuyến phố đủ điều kiện để cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ.
Thực tế, việc thu phí vỉa hè không phải là mới, khi từ năm 2021, theo chủ trương của thành phố, quận Hoàn Kiếm đã cho thuê một số địa điểm dọc các tuyến phố như Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Lê Phụng Hiểu…vào mục đích kinh doanh, giới thiệu sản phẩm. Năm 2022, thủ đô Hà Nội cũng đã tổ chức thí điểm thu phí vỉa hè tại một số tuyến phố có vỉa hè rộng của quận Hoàn Kiếm, như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo….

Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê cho thấy, khu vực kinh tế phi chính thức (bao gồm cả kinh tế vỉa hè) đã thu hút 11 triệu lao động, trong đó có những người lao động trình độ thấp. Vỉa hè không chỉ nuôi sống bản thân họ mà cả gia đình. Như vậy, có thể thấy “kinh tế vỉa hè” ở nước ta là một thực tế không thể phủ nhận. Việc kinh doanh trên vỉa hè đã có tiền lệ, không chỉ ở Việt Nam. Tuy nhiên, kinh doanh lộn xộn, lại khó quản lý, gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông lại là thực thế diễn ra trong thời gian qua.
Việc thu phí sử dụng vỉa hè được xem là lời giải hữu hiệu cho bài toán quản lý vỉa hè, lòng đường. Vỉa hè ngay ngắn, người đi bộ có lối riêng, mà kinh tế vỉa hè vẫn hoạt động nhịp nhàng, trật tự thì quả là đáng mong đợi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, thu như thế nào để có thể hài hoà lợi ích kinh doanh và trật tự đô thị. Tất cả đều rất cần quy định chặt chẽ về thực hiện và giám sát, không để kẽ hở phát sinh tiêu cực. Để tránh trục lợi, mức giá cho thuê vỉa hè cần được đấu thầu công khai, minh bạch, quản lý bằng số hóa và mọi người có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng. Nguồn thu từ phí vỉa hè cũng phải được quản lý chặt chẽ, chi dùng hợp lý cho việc tôn tạo lại lòng đường, vỉa hè.
Việc tính phí lòng đường, vỉa hè chỉ có thể thành công nếu như có sự đồng thuận giữa các bên liên quan, và được sự ủng hộ, giám sát của toàn thể người dân. Nếu được triển khai kỹ lưỡng, có kế hoạch rõ ràng, công khai, minh bạch không chỉ giúp ổn định trật tự lòng lề đường mà còn tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, hạn chế tình trạng cát cứ, tùy tiện như hiện nay.
Tết Nguyên đán không chỉ của người Á Đông
Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ hàng năm của Liên hợp quốc. Nghị quyết nhấn mạnh, Tết Nguyên đán là ngày lễ được kỷ niệm ở nhiều quốc gia thành viên, khuyến khích các cơ quan Liên hợp quốc không tổ chức họp vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch. Tết Nguyên đán - Lunar New Year - ngày đầu tiên năm mới Âm lịch trở thành một trong 10 ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc kể từ năm 2024. Đây là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với văn hóa cổ truyền Á Đông, là kết quả của quá trình phối hợp vận động tại Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo Liên hợp quốc hồi tháng 8 năm nay.

Việc Đại hội đồng thông qua Nghị quyết Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ hàng năm của Liên hợp quốc ngay trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các nước có tập quán đề cao Tết Nguyên đán mà còn là tin vui cho gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới coi năm mới Âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.
Tết Dương lịch được xem là cột mốc thời gian quan trọng chi phối mọi hoạt động trong “thế giới phẳng” thì Tết Âm lịch được xem là “điểm tựa tinh thần” của người châu Á với rất nhiều lễ hội và sự kiện quan trọng không thể thay thế. Ngày Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong nền văn hóa Á Đông. Đây không chỉ là dịp để tận hưởng những bữa tiệc sum họp gia đình mà còn là thời điểm để những tâm hồn trở về nguồn cội, nhớ về quá khứ và hướng về tương lai. Tết không chỉ là một ngày lễ, mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, khoan dung và yêu thương. Không chỉ có người Á Đông, hiện có khoảng 1/5 dân số thế giới đón Tết Nguyên đán với nhiều hình thức khác nhau. Ảnh hưởng của Tết Nguyên đán châu Á còn lan rộng đến những thành phố lớn trên toàn thế giới, nơi có đông đảo người châu Á sinh sống.
Việc Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ của Liên hợp Quốc khẳng định Văn hóa phương Đông ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa nhân loại. Qua đó, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh trên thế giới, thể hiện quan điểm giá trị văn hóa đa nguyên, bao trùm của Liên hợp quốc./.
- Điệp khúc lát đá vỉa hè cuối năm tại Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đến 2030 công nghiệp Văn hoá sẽ đóng góp 7% GDP | Hà Nội tin mỗi chiều
- Phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tết có bình yên khi pháo nổ? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tạo động lực cho phát triển du lịch Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều


UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.
0