Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ mở đợt không kích căn cứ của người Kurd trên khắp miền bắc Syria và Iraq mà họ cho là phục vụ "khủng bố" hôm 20/11. Chiến dịch không kích diễn ra một tuần sau vụ đánh bom ở trung tâm Istanbul ngày 13/11, khiến 6 người chết và 81 người bị thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar thông báo bắt đầu Chiến dịch Claw-Sword tại căn cứ không quân ở Istanbul, trước khi các chiến đấu cơ xuất phát để không kích mục tiêu ở miền bắc Syria và Iraq hôm 20/11. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ của đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), mà Ankara xem là nhánh mở rộng của PKK.

Chiến dịch không kích diễn ra một tuần sau vụ đánh bom ở trung tâm Istanbul ngày 13/11, khiến 6 người chết và 81 người bị thương. Ankara cáo buộc PKK đã gây ra vụ đánh bom đẫm máu nhất trong 5 năm qua ở nước này, cũng như gợi lại ký ức cay đắng về làn sóng đánh bom trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015-2017, chủ yếu do lực lượng người Kurd và các tay súng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gây ra.

PKK, nhóm đã thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt nhiều thập kỷ và bị Ankara cùng đồng minh phương Tây liệt vào danh sách khủng bố, phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công ở Istanbul.

YPG, lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Syria và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, cũng bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại Istanbul.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mở chiến dịch không kích sau khi cảnh sát nước này bắt được Alham Albashir, người được xác định là nghi phạm chính trong vụ đánh bom, tại vùng ngoại ô Istanbul. Albashir là một phụ nữ Syria, được cho là có liên quan tới dân quân người Kurd.

Trong khi đó, PKK tuyên bố các đợt ném bom của không quân Thổ Nhĩ Kỳ không gây thương vong với lực lượng này. Chính phủ Syria và Iraq chưa bình luận về thông tin. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng thường xuyên tấn công các căn cứ của PKK ở Iraq. Kể từ tháng 4, họ đã tiến hành Chiến dịch Claw-Lock ở miền bắc Iraq để truy quét các tay súng PKK mà Ankara coi là khủng bố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.

Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.