Thế giới trước nguy cơ khủng hoảng thiếu gạo
Cuộc khủng hoảng giá gạo hiện nay khiến người ta nhớ đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Theo một nghiên cứu của OECD, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008, giá một tấn gạo đã tăng từ 300 USD lên 1.200 USD (tức là tăng 300%). Khi đó, giá gạo tăng ở một số nền kinh tế, nhanh chóng lan sang các thị trường khác khi người tiêu dùng và chính phủ phải xoay xở để đảm bảo nguồn cung.
Tháng 7 vừa qua, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Chính phủ Ấn Độ giải thích rằng, mục đích của biện pháp này là "đảm bảo có đủ gạo trắng non-basmati ở thị trường Ấn Độ và giảm thiểu tình trạng tăng giá ở thị trường nội địa". Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ nhất định. Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết, việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati sang các nước để “đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực” sẽ tiếp tục. Mà bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể làm tăng giá lương thực. Trong khi đó, Thái Lan đã quyết định tăng giá xuất khẩu để cải thiện thu nhập cho nông dân và cũng là để "tăng sức mạnh đàm phán trên thị trường toàn cầu". Nhưng việc thực hiện dự định này không phải là dễ dàng.
Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống. Ngoài ra, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm và lo lắng. Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe của nguồn nhân lực.


Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.
Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.
0