Tác động của ngành thời trang tới môi trường
Một cuộc điều tra về rác thải của ngành công nghiệp thời trang cho thấy, các nước châu Âu đã bán hàng triệu tấn quần áo, trang phục cũ làm từ sợi nhựa tổng hợp sang các nước châu Phi và châu Á. Nhiều nước đã trở thành nơi tập kết rác thải bất hợp pháp của ngành công nghiệp thời trang dùng 1 lần và nay đối mặt những hậu quả không thể khắc phục vì ô nhiễm môi trường.
Vào năm 2000, Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu hơn 550.000 tấn hàng dệt may cũ, và đến năm 2019 con số này đã tăng lên 1,7 triệu tấn. Phần lớn trong số đó được xuất khẩu sang châu Á và châu Phi và tỷ lệ quần áo được tái sử dụng hay tái chế rất thấp và thường đều trở thành rác thải đem đi chôn lấp. Báo cáo của EEA nhấn mạnh, mặc dù người sử dụng ở EU “tặng” quần áo đã qua sử dụng của họ, với mục đích số quần áo đó sẽ đến tay những người có nhu cầu tái sử dụng, nhưng báo cáo của EEA cho rằng, điều này không phản ánh trên thực tế.
Châu Phi hiện là điểm đến lớn nhất của rác thải thời trang và hàng dệt may cũ của châu Âu, chiếm 46% lượng xuất khẩu của “lục địa già”. Chỉ một phần trong số đó được đem bán lại ở các chợ đồ cũ, nhưng phần lớn là bỏ đi hoặc không sử dụng được. Châu Á chiếm 41% hàng dệt may đã qua sử dụng của EU. Hàng dệt may cũ bán sang châu Á có thể được xử lý và tái sử dụng nhưng chiếm số lượng rất nhỏ, phần lớn được tái xuất khẩu sang châu Phi và cũng trở thành rác thải.
Theo báo cáo của Cơ quan môi trường châu Âu EEA, hàng xuất khẩu dệt may đã qua sử dụng về nguyên tắc có thể được tái sử dụng ở các nước tiếp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng thường không thể tái sử dụng hay tái chế, xử lý và được đem tới các bãi chôn lấp hoặc bãi rác. Theo đó, hiện chưa có thống kê về tỷ lệ tái sử dụng thực tế ở các nước tiếp nhận và khả năng xử lý hàng dệt may đã qua sử dụng, nhưng hoạt động xuất khẩu rác này được cho là không bền vững.
Năm 2019, năm nước châu Phi là Kenya, Uganda, Tanzania, Rwanda và Burundi đã lên kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu hàng dệt may đã qua sử dụng từ các quốc gia công nghiệp phát triển, nhưng chỉ Rwanda thực hiện kế hoạch này. Kết quả cuộc điều tra do Tổ chức Thay đổi thị trường (CMF) và dự án Clean up Kenya thực hiện cho thấy, dù lệnh cấm xuất khẩu rác thải nhựa khó tái chế từ EU sang các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có hiệu lực từ tháng 1/2021, nhưng hơn 30% số quần áo cũ xuất khẩu từ EU sang Kenya vẫn có chứa nhựa và hầu hết trở thành rác thải.
Các chuyên gia cho biết vấn đề lãng phí quần áo đã trở nên trầm trọng hơn do sự bùng nổ thời trang nhanh ở các quốc gia giàu có, nơi mà các sản phẩm có thể chỉ được mặc một vài lần trước khi bị bỏ đi.
Kết luận, nghiên cứu của Wildlight và Clean Up Kenya kêu gọi các nhà sản xuất thúc đẩy sử dụng vật liệu không độc hại và bền vững trong quy trình dệt may, đồng thời thiết lập và mở rộng các tiêu chuẩn trách nhiệm đối với nhà sản xuất trên khắp thế giới.
Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7/5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.
Tổng thống Trump đang định hình nền chính trị toàn cầu, làn sóng chính trị trên thế giới cũng bắt đầu chia phe với nhiệm kỳ của ông Trump. Có nơi “Hiệu ứng Trump” tạo ra một cú hích, nhưng nhiều nơi lại rất phản đối.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này sẽ không còn đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong vai trò của Washington đối với cuộc xung đột đang diễn ra.
Công nghệ AI đã xuất hiện và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta trong một thập kỷ qua. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, trong tương lai, AI sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của xã hội.
Những khám phá mới trong khoa học vũ trụ góp phần định hình một tương lai bền vững, là minh chứng cho khát vọng của nhân loại trong việc bảo vệ hành tinh và chinh phục các vì sao.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn bởi xung đột khu vực, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và sự gia tăng của các mối đe dọa phi truyền thống, chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử hiện đại.
0