Sudan bên bờ vực nội chiến

Giao tranh đẫm máu ở Sudan bắt nguồn từ căng thẳng giữa lực lượng quân đội trung thành với tướng Abdel Fattah al-Burhan, và lực lượng RSF do tướng Hemetti lãnh đạo. Căng thẳng giữa hai bên đã kéo dài nhiều tháng nay liên quan tới kế hoạch sáp nhập RSF vào quân đội chính quy. RSF muốn quá trình kéo dài 10 năm, trong khi quân đội muốn tiến trình này thực hiện trong vòng hai năm.

Mâu thuẫn tiếp tục nóng lên về việc lựa chọn bộ máy lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang chung của Sudan trong thời kỳ sáp nhập. Phía quân đội muốn cơ quan lãnh đạo bao gồm các thành viên của lực lượng vũ trang, tuy nhiên RSF lại yêu cầu cơ quan lãnh đạo phải trực thuộc một tổng thống dân sự. Hai bên đã hoãn ký kết một thỏa thuận cuối cùng được quốc tế ủng hộ dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 quy định về tiến trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ ở Sudan. Điều này được coi là “giọt nước tràn ly” khiến mâu thuẫn giữa lực lượng Quân đội Sudan và RSF lên đến đỉnh điểm.

Khởi đầu từ một căn cứ quân sự tại Khartoum, các cuộc giao tranh đã nhanh chóng lan ra khắp thủ đô và cả những thành phố khác tại Sudan. Giới phân tích nhận định hai bên có thể sẽ còn đối đầu tới khi một bên chịu thất bại hoàn toàn.

Giới quan sát dự đoán bên giành chiến thắng trong cuộc giao tranh mới nhất này có thể sẽ là tổng thống tiếp theo của Sudan. Trong khi kẻ thua cuộc sẽ phải đối mặt với hình phạt lưu đày, bị bắt giữ hoặc tử hình. Một kịch bản khác đó là nguy cơ về một cuộc nội chiến kéo dài và chia cắt quốc gia châu Phi này thành các vùng lãnh thổ đối đầu.

Mặt khác, nếu không được ngăn chặn sớm, xung đột hiện nay tại Sudan có thể thu hút nhiều tác nhân bên ngoài, khiến diễn biến thêm phức tạp. Cả quân đội và RSF đều có sự ủng hộ của nước ngoài. Quân đội Sudan và RSF đều có mối quan hệ chặt chẽ với Ả Rập Xê Út sau khi gửi quân tham gia vào chiến dịch do Ả Rập Xê Út lãnh đạo ở Yemen. Trong khi tướng Hemedti của lực lượng RSF đã thiết lập quan hệ với các cường quốc nước ngoài khác bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nga, thì tướng Burhan của quân đội Sudan cũng xây dựng quan hệ gần gũi với chính quyền tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.

Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.