Nhiều thách thức khi di dời các trường đại học

Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, 12 trường đại học phải chuyển ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng đã di dời.

Chỉ trên một đoạn ngắn ở phố Đê La Thành có đến hai trường đại học là Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Đại học Văn hóa Hà Nội. Mật độ giao thông cao, quá tải trường lớp cho thấy việc di dời các trường đại học ra khỏi nội đô là cần thiết. Nhưng chủ trương này hiện đang giậm chân tại chỗ vì nhiều lý do.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong 12 trường đại học nằm trong dự kiến di dời khỏi nội đô Hà Nội, để chuyển tới khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, theo phân tích của đại diện trường, việc di dời là không cần thiết.

Ông Nghiêm Nam Hùng, Phó Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho hay: “Cũng giống như các trường văn hoá nghệ thuật khác thì tôi thấy ở trong nội đô tuyển sinh sẽ thuận lợi và đạt yêu cầu hơn. Nếu như ra ngoại thành thì tuyển sinh sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trường".

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 96 trường đại học, học viện và 33 trường cao đẳng, chiếm 1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên cả nước.

Cách đây hơn 10 năm, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Bộ Xây dựng đã đề xuất di dời 12 trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô. Đến nay, mới có Trường Đại học Y tế Công cộng được di dời, 11 trường còn lại trong danh sách vẫn ở nguyên vị trí.

Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Các trường đại học có diện tích rất là chật hẹp. Mọi hoạt động liên quan tới phát triển, kể cả xây dựng cơ sở vật chất mới phục vụ đào tạo, rồi phát triển khoa học công nghệ, những diện tích hỗ trợ người học đều rất là thiếu. Điều này là một vấn đề nhức nhối từ lâu rồi. Chúng ta cần phải nhìn tới tương lai và cần phải mở rộng diện tích cho các trường đại học".

Nhiều nhà giáo dục và quy hoạch đô thị cho rằng di dời trường đại học ra khỏi nội đô không có nghĩa loại bỏ các trường đại học ở trung tâm, mà tiếp tục giữ lại cơ sở cũ làm nơi đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi tạo; khu vực học tập của sinh viên được chuyển lên cơ sở 2.

KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam, chia sẻ: “Đây là một bài toán của quản trị đô thị, bài toán của chính sách, của chính quyền, của đại học. Bởi vì thực tế mà nói ở nước ngoài, người ta không bao giờ để trong trung tâm nội đô trống các trường đại học, bởi trường đại học chính là di sản gắn với sự hình thành của đô thị. Đó là chứng nhân của lịch sử, của văn hóa, của giáo dục”.

Vấn đề đặt ra, để di dời trường đại học ra khỏi nội đô, cần xây dựng khu đô thị đại học đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ về cơ sở vật chất và công nghệ; khuôn viên học tập và sinh hoạt được thiết kế hiện đại, thoáng đãng, kết hợp giữa không gian tự nhiên và tiện nghi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã và đang trở thành những hành động cụ thể, thiết thực, chạm đến từng lớp học, từng giáo viên, từng học sinh.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.

Dự kiến, học sinh phạm lỗi sẽ chỉ nhận hình thức kỷ luật cao nhất là viết bản kiểm điểm, bỏ các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường và đuổi học.

Tại các đảng bộ trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đảng bộ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, công tác xây dựng Đảng ngày càng được nâng cao; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị ngày càng được thực hiện hiệu quả.

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.