Nga ngừng tham gia Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Cách đây một năm, sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, do Liên Hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã được ký, cho phép Ukraine xuất khẩu an toàn ngũ cốc và hàng hóa nông sản từ các cảng biển của mình trong bối cảnh xung đột tại Ukraine.Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ cũng đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cho xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Ukraine xuất khẩu hơn 32 triệu tấn ngũ cốc qua đường biển. Ukraine mong muốn tiếp tục gia hạn thỏa thuận này. Tuy nhiên phía Nga nhiều lần đưa ra cảnh bảo muốn rút khỏi thỏa thuận. Gần đây nhất là trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 17/7 theo giờ địa phương, tổng thống Vladimir Putin xác nhận rằng Nga có thể ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc. Vậy nguyên nhân nào khiến phía Nga muốn từ bỏ thỏa thuận này?

Ngày 17/7 theo giờ địa phương, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận Nga sẽ ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc biển Đen. Ông Peskov nói thêm rằng Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các yêu cầu của nước này được đáp ứng. Ngày 16/7, chuyến tàu cuối cùng chở ngũ cốc của Ukraine theo thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã rời cảng Odessa trước khi thỏa thuận này hết hạn.

Tính đến trước ngày 17/7, thỏa thuận ngũ cốc biển Đen đã được gia hạn 3 lần, và lần đây nhất có hiệu lực từ ngày 18/5 và kéo dài trong 2 tháng.Trong 1 năm từ khi thỏa thuận được ký kết, tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vì các bên không đáp ứng một số yêu cầu về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga, theo như thỏa thuận đã ký. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.

Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.