Món ăn đường phố

Mặc dù còn tồn tại những vấn đề như không gian hạn chế hay an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩm thực đường phố vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn độc đáo của Thủ đô.

Món ăn đường phố Hà Nội xuất phát từ văn hoá Thăng Long - Kẻ Chợ xưa. Ba mươi sáu phố phường thu hút dân buôn bán tứ xứ, người làm thuê ngoại tỉnh đến lập nghiệp. Đó là lý do món ăn đương phố ra đời để phục vụ cho những người dân lao động, với đặc điểm nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng. Từ đó, những gánh hàng rong, những món ăn dân dã mộc mạc, ẩm thực nơi góc phố, vỉa hè đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân thành thị.

Món ăn đường phố Hà Nội không ngừng thay đổi và đa dạng theo thời gian. Những món ăn truyền thống từ khắp các tỉnh thành đã theo chân những người bán hàng về Thủ đô, nhưng khi đến đây, những món ăn lại được biến tấu để phù hợp với khẩu vị và thói quen của người Hà thành. Những món ăn vốn đơn giản, mộc mạc giờ đây không chỉ giữ nguyên hương vị cũ mà còn được thêm thắt, sáng tạo với nhiều nguyên liệu phong phú, cách chế biến đa dạng.

Sự biến tấu này không chỉ đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thực khách, đặc biệt là giới trẻ, mà còn tạo ra một dòng ẩm thực đường phố mới mẻ, đầy sáng tạo.

Món ăn đường phố là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Ngày càng có nhiều khu phố ẩm thực được hình thành, thu hút đông đảo người dân và du khách tới thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Những con phố Hà Nội ngập tràn sắc cờ đỏ sao vàng vẫy gọi trong gió, như một lời chào mừng nồng nhiệt, trở thành điểm đến không thể thiếu của các bạn trẻ vào dịp tháng Tư thiêng liêng.

Bên cạnh công việc thường nhật, người Hà Nội thường chọn cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống. Và chơi gà cảnh, đặc biệt là gà tre chính là thú chơi tao nhã mà lắm công phu được nhiều người yêu thích.

Men theo những cánh đồng lúa nằm trên bãi Sa tả ngạn của sông Hoàng Giang, phía Nam thành Cổ Loa, Đông Anh, có một khu chợ trải dài hàng trăm mét. Người dân quanh vùng vẫn gọi là chợ Sa.

Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.